Viên chức khi muốn chuyển công tác sang địa bàn tỉnh khác thì cần đáp ứng điều kiện gì không? Hợp đồng làm việc của viên chức có những nội dung gì?
Hợp đồng làm việc của viên chức có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Viên chức 2010 quy định về nội dung hợp đồng làm việc của viên chức như sau:
"Điều 26. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
e) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
g) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
h) Chế độ tập sự (nếu có);
i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
l) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan."
Theo đó, trên đây là các quy định liên quan đến nội dung hợp đồng làm việc của viên chức.
Viên chức khi muốn chuyển công tác sang địa bàn tỉnh khác thì cần đáp ứng điều kiện gì không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 28 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi Khoản 3 và điểm b khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về thay đổi nội dung,ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:
"Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
“2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức.
Trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Khi viên chức có quyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.
Như vậy, theo quy định trên thì khi viên chức muốn chuyển công tác đến một địa bàn tỉnh khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc tại nơi mình đang công tác và viên chức sẽ được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Viên chức chuyển công tác sang tỉnh khác
Việc chấm dứt hợp đồng lao động phải được thực hiện như thế nào đối với trường hợp viên chức muốn chuyển nơi công tác?
Nội dung này được làm rõ bởi Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV tuy nhiên quy định này hiện nay đã bị bãi bỏ không sử dụng được nữa.
Việc người lao động chuyển nơi công tác buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động như vậy có thể hiểu là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên có thể căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
"Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ."
Ngoài ra tại khoản 4 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
"Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày."
Theo đó, viên chức phải thông báo bằng văn bản trước cho người đứng đầu cơ quan nơi mình làm việc chấm dứt hợp đồng, tùy vào thời loại hợp đồng mà viên chức ký mà ngày báo trước sẽ khác nhau. Cơ quan và viên chức sẽ tiến hành bàn giao công việc trước khi viên chức chuyển nơi công tác và giải quyết các chế độ mà viên chức được hưởng theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?