Viên chức làm việc trong Đại sứ quán là viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự? Viên chức ngoại giao được miễn thuế nhập khẩu không?
Viên chức làm việc trong Đại sứ quán là viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự?
Theo điểm a khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam 1993 thì Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.
Đồng thời tại điểm e khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam 1993 thì viên chức ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao là những thành viên của cơ quan có cương vị ngoại giao, kể cả người đứng đầu cơ quan.
Do đó, viên chức làm việc trong Đại sứ quán có cương vị ngoại giao là viên chức ngoại giao.
Viên chức ngoại giao được miễn thuế nhập khẩu không?
Việc miễn thuế nhập khẩu đối với viên chức ngoại giao được quy định tại Điều 16 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam 1993 như sau:
1- Cơ quan đại diện ngoại giao và viên chức ngoại giao được nhập khẩu và miễn thuế nhập khẩu, cũng như thuế và lệ phí liên quan khác, trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự, đối với:
a) Đồ vật dùng vào công việc chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao;
b) Đồ vật dùng cho cá nhân viên chức ngoại giao, kể cả những đồ vật dùng vào việc bố trí nơi ở của họ.
2- Chủng loại, số lượng và khối lượng các đồ vật được nhập khẩu nói tại khoản 1 Điều này cũng như việc tái xuất hoặc chuyển nhượng các đồ vật đó tại Việt Nam phải phù hợp với quy định của Nhà nước Việt Nam.
3- Hành lý cá nhân của viên chức ngoại giao được miễn kiểm tra hải quan, trừ trường hợp có cơ sở xác đáng để khẳng định hành lý đó chứa đựng những đồ vật không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này hoặc bị pháp luật Việt Nam cấm nhập hoặc cấm xuất, hoặc phải kiểm tra theo quy định kiểm dịch của Việt Nam. Việc kiểm tra này chỉ được tiến hành khi có mặt viên chức ngoại giao mang hành lý đó hoặc người được uỷ quyền.
Theo đó, viên chức ngoại giao được nhập khẩu và miễn thuế nhập khẩu, trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự, đối với:
+ Đồ vật dùng vào công việc chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao.
+ Đồ vật dùng cho cá nhân viên chức ngoại giao, kể cả những đồ vật dùng vào việc bố trí nơi ở của họ.
Viên chức ngoại giao (Hình từ Internet)
Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam đúng không?
Việc miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam đối với viên chức ngoại giao được quy định tại Điều 12 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam 1993 như sau:
1- Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam. Họ cũng được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính, trừ những trường hợp viên chức ngoại giao tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp liên quan đến:
a) Bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Việc thừa kế;
c) Hoạt động thương mại hoặc nghề nghiệp mà viên chức ngoại giao tiến hành tại Việt Nam ngoài phạm vi chức năng chính thức của họ.
2- Viên chức ngoại giao không có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ. Nếu họ tự nguyện, thì việc cung cấp chứng cứ được thực hiện với hình thức họ tự chọn.
3- Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành án, trừ trường hợp được quy định tại các điểm a, b, c của khoản 1 Điều này.
Trong trường hợp phải áp dụng biện pháp thi hành án thì việc đó phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và nơi ở của viên chức ngoại giao.
Đồng thời tại Điều 13 Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam 1993 quy định như sau:
1- Viên chức ngoại giao và những người được quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này vẫn có thể bị xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt hành chính, nếu nước cử từ bỏ một cách rõ ràng quyền miễn trừ này đối với họ.
2- Trong trường hợp những người được quy định tại khoản 1 Điều này khởi kiện thì họ không còn được hưởng quyền miễn trừ xét xử đối với bất kỳ vụ kiện nào liên quan trực tiếp đến vụ kiện mà họ là nguyên đơn.
3- Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về dân sự hoặc xử phạt hành chính quy định tại khoản 1 Điều này không bao gồm việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp thi hành án và quyết định xử phạt hành chính. Việc từ bỏ quyền miễn trừ đối với biện pháp thi hành án và quyết định xử phạt hành chính cần được thể hiện rõ ràng và riêng biệt.
Như vậy, viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu nước cử từ bỏ một cách rõ ràng quyền miễn trừ này đối với viên chức ngoại giao thì họ vẫn có thể bị xét xử về hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?