Viên chức lãnh sự có phải chịu sự xét xử của nhà chức trách tư pháp hoặc hành chính của Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự không?

Em ơi cho anh hỏi: Viên chức lãnh sự có phải chịu sự xét xử của nhà chức trách tư pháp hoặc hành chính của Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự không? Đây là câu hỏi của anh Minh Hải đến từ Đà Nẵng.

Viên chức lãnh sự có phải chịu sự xét xử của nhà chức trách tư pháp hoặc hành chính của Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Quyền miễn trừ xét xử
1. Viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự không chịu sự xét xử của nhà chức trách tư pháp hoặc hành chính của Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự.
2. Tuy nhiên, những quy định ở khoản 1 Điều này không áp dụng đối với một vụ kiện dân sự:
a) Xảy ra vì một hợp đồng do một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự ký kết mà không phải là rõ ràng hoặc hàm ý đứng trên danh nghĩa một người được uỷ quyền của Nước cử để ký kết; hoặc
b) Do một bên thứ ba tiến hành về thiệt hại do một tai nạn xe cộ, tàu thuỷ hoặc tàu bay xảy ra tại Nước tiếp nhận.

Theo đó thì viên chức lãnh sự không chịu sự xét xử của nhà chức trách tư pháp hoặc hành chính của Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự.

Tuy nhiên quyền miễn trừ này không áp dụng đối với một vụ kiện dân sự:

- Xảy ra vì một hợp đồng do một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự ký kết mà không phải là rõ ràng hoặc hàm ý đứng trên danh nghĩa một người được uỷ quyền của Nước cử để ký kết; hoặc

- Do một bên thứ ba tiến hành về thiệt hại do một tai nạn xe cộ, tàu thuỷ hoặc tàu bay xảy ra tại Nước tiếp nhận.

Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)

Viên chức lãnh sự sẽ bị hạn chế tự do cá nhân dưới những hình thức nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Sự bất khả xâm phạm về thân thể viên chức lãnh sự
1. Viên chức lãnh sự không bị bắt hay bị tạm giam chờ xét xử, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng và theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền.
2. Ngoài trường hợp nêu ở khoản 1 Điều này, viên chức lãnh sự không bị bỏ tù hay hạn chế tự do cá nhân dưới bất cứ hình thức nào, trừ phi phải thi hành một quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tư pháp.
3. Nếu một quá trình tố tụng hình sự được tiến hành đối với một viên chức lãnh sự thì người đó phải ra trước nhà chức trách có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì cương vị chính thức của viên chức lãnh sự, quá trình tố tụng đối với người này phải được tiến hành với sự tôn trọng thích đáng và phải tiến hành sao cho càng ít gây trở ngại đến việc thực hiện chức năng lãnh sự càng tốt, trừ trường hợp nêu ở khoản 1 của Điều này. Khi cần phải tạm giam một viên chức lãnh sự trong hoàn cảnh nêu ở khoản 1 Điều này, việc tiến hành tố tụng đối với người đó phải tiến hành trong thời gian sớm nhất.

Như vậy, ngoài trường hợp phạm tội nghiêm trọng và theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền thì viên chức lãnh sự không bị bỏ tù hay hạn chế tự do cá nhân dưới bất cứ hình thức nào, trừ phi phải thi hành một quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tư pháp.

Viên chức lãnh sự có thể được mời tham gia quá trình tiến hành tố tụng về tư pháp hoặc hành chính với tư cách là nhân chứng không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:

Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
1. Thành viên một cơ quan lãnh sự có thể được mời tham gia quá trình tiến hành tố tụng về tư pháp hoặc hành chính với tư cách là nhân chứng. Nhân viên lãnh sự hoặc nhân viên phục vụ không được từ chối cung cấp chứng cứ, trừ các trường hợp ghi ở khoản 3 Điều này. Nếu một viên chức lãnh sự từ chối cung cấp chứng cứ, thì không được áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc hình phạt đối với người đó.
2. Cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ phải tránh làm trở ngại việc thi hành chức năng của người đó. Nếu được, có thể lấy lời khai tại nhà riêng hoặc tại cơ quan lãnh sự hoặc nhận một bản khai viết của viên chức lãnh sự.
3. Thành viên một cơ quan lãnh sự không bắt buộc phải cung cấp chứng cứ về các vấn đề có liên quan đến việc thi hành chức năng của mình hoặc phải cung cấp thư từ chính thức và các tài liệu có liên quan khác. Họ cũng có quyền từ chối cung cấp chứng cứ với tư cách là người làm chứng chuyên môn về pháp luật của Nước cử.

Như vậy, viên chức lãnh sự có thể được mời tham gia quá trình tiến hành tố tụng về tư pháp hoặc hành chính với tư cách là nhân chứng.

Viên chức lãnh sự không được từ chối cung cấp chứng cứ, trừ các trường hợp ghi ở khoản 3 Điều này.

Nếu một viên chức lãnh sự từ chối cung cấp chứng cứ, thì không được áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc hình phạt đối với người đó.

Viên chức lãnh sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức lãnh sự được miễn bảo hiểm xã hội theo quy định của Nước tiếp nhận nhưng họ vẫn muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì có được không?
Pháp luật
Công dân Nước cử có được tự do liên lạc với viên chức lãnh sự danh dự không? Nếu được thì được thực hiện theo quy định của Nước cử hay Nước tiếp nhận?
Pháp luật
Túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu có thể bị yêu cầu mở ra hoặc giữ lại trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Nhà chức trách của Nước tiếp nhận có lý để yêu cầu mở túi lãnh sự của cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu nhưng bị từ chối thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Những thành viên gia đình một viên chức lãnh sự danh dự thì có được áp dụng những quyền ưu đãi và miễn trừ tại Nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Hai cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu ở hai Nước khác nhau không được trao đổi túi lãnh sự cho nhau trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ thì có được lấy lời khai tại nhà riêng hoặc tại cơ quan lãnh sự của viên chức này không?
Pháp luật
Viên chức lãnh sự danh dự có quyền đến thăm công dân Nước cử đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận không?
Pháp luật
Viên chức lãnh sự danh dự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tạm giam tại Nước tiếp nhận trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người không còn là thành viên gia đình của viên chức lãnh sự có ý định rời khỏi Nước tiếp nhận thì họ còn được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ đến lúc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viên chức lãnh sự
2,030 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức lãnh sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức lãnh sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào