Viên chức lãnh sự vẫn phải chịu sự xét xử của nhà chức trách Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự trong trường hợp nào?
- Viên chức lãnh sự vẫn phải chịu sự xét xử của nhà chức trách Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự trong trường hợp nào?
- Trong trường hợp nào thì viên chức lãnh sự được quyền từ chối cung cấp chứng cứ?
- Nước cử có thể từ bỏ những quyền ưu đãi và miễn trừ nào đối với một viên chức lãnh sự?
Viên chức lãnh sự vẫn phải chịu sự xét xử của nhà chức trách Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Quyền miễn trừ xét xử
1. Viên chức lãnh sự và nhân viên lãnh sự không chịu sự xét xử của nhà chức trách tư pháp hoặc hành chính của Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự.
2. Tuy nhiên, những quy định ở khoản 1 Điều này không áp dụng đối với một vụ kiện dân sự:
a) Xảy ra vì một hợp đồng do một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự ký kết mà không phải là rõ ràng hoặc hàm ý đứng trên danh nghĩa một người được uỷ quyền của Nước cử để ký kết; hoặc
b) Do một bên thứ ba tiến hành về thiệt hại do một tai nạn xe cộ, tàu thuỷ hoặc tàu bay xảy ra tại Nước tiếp nhận.
Theo đó, viên chức lãnh sự vẫn phải chịu sự xét xử của nhà chức trách Nước tiếp nhận về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự đối với một vụ kiện dân sự:
- Xảy ra vì một hợp đồng do một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự ký kết mà không phải là rõ ràng hoặc hàm ý đứng trên danh nghĩa một người được uỷ quyền của Nước cử để ký kết; hoặc
- Do một bên thứ ba tiến hành về thiệt hại do một tai nạn xe cộ, tàu thuỷ hoặc tàu bay xảy ra tại Nước tiếp nhận.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Trong trường hợp nào thì viên chức lãnh sự được quyền từ chối cung cấp chứng cứ?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 44 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ
1. Thành viên một cơ quan lãnh sự có thể được mời tham gia quá trình tiến hành tố tụng về tư pháp hoặc hành chính với tư cách là nhân chứng. Nhân viên lãnh sự hoặc nhân viên phục vụ không được từ chối cung cấp chứng cứ, trừ các trường hợp ghi ở khoản 3 Điều này. Nếu một viên chức lãnh sự từ chối cung cấp chứng cứ, thì không được áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc hình phạt đối với người đó.
2. Cơ quan yêu cầu viên chức lãnh sự cung cấp chứng cứ phải tránh làm trở ngại việc thi hành chức năng của người đó. Nếu được, có thể lấy lời khai tại nhà riêng hoặc tại cơ quan lãnh sự hoặc nhận một bản khai viết của viên chức lãnh sự.
3. Thành viên một cơ quan lãnh sự không bắt buộc phải cung cấp chứng cứ về các vấn đề có liên quan đến việc thi hành chức năng của mình hoặc phải cung cấp thư từ chính thức và các tài liệu có liên quan khác. Họ cũng có quyền từ chối cung cấp chứng cứ với tư cách là người làm chứng chuyên môn về pháp luật của Nước cử.
Như vậy, viên chức lãnh sự được quyền từ chối cung cấp chứng cứ trong trường hợp liên quan đến việc thi hành chức năng của mình hoặc phải cung cấp thư từ chính thức và các tài liệu có liên quan khác.
Họ cũng có quyền từ chối cung cấp chứng cứ với tư cách là người làm chứng chuyên môn về pháp luật của Nước cử.
Nước cử có thể từ bỏ những quyền ưu đãi và miễn trừ nào đối với một viên chức lãnh sự?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc từ bỏ các quyền ưu đãi và miễn trừ
1. Đối với một thành viên cơ quan lãnh sự, Nước cử có thể từ bỏ bất cứ quyền ưu đãi và miễn trừ nào quy định ở các Điều 41, 43 và 44.
2. Trong mọi trường hợp, việc từ bỏ phải rõ ràng, trừ quy định của khoản 3 Điều này và phải được thông báo bằng văn bản cho Nước tiếp nhận.
3. Khi một viên chức lãnh sự hoặc một nhân viên lãnh sự tiến hành khởi kiện về một vấn đề mà người đó có thể được hưởng quyền miễn trừ xét xử theo Điều 43, thì người đó không được viện dẫn quyền miễn trừ xét xử nữa khi có sự phản kiện liên quan trực tiếp đến vụ kiện đó.
4. Việc từ bỏ quyền miễn trừ xét xử về một vụ kiện dân sự hay hành chính không được coi như bao hàm cả việc bỏ quyền miễn trừ đối với các biện pháp thi hành án; về việc này, cần phải có sự từ bỏ riêng.
Theo đó, Nước cử có thể từ bỏ những quyền ưu đãi và miễn trừ nào đối với một viên chức lãnh quy định ở các Điều 41, 43 và 44 Công ước này cụ thể về
- Sự bất khả xâm phạm về thân thể viên chức lãnh sự;
- Quyền miễn trừ xét xử;
- Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?