Viên chức muốn xét thăng hạng lên biên dịch viên hạng 1 cần có thời gian giữ chức danh biên dịch viên hạng 2 tối thiểu mấy năm?
- Viên chức muốn xét thăng hạng lên biên dịch viên hạng 1 cần có thời gian giữ chức danh biên dịch viên hạng 2 tối thiểu mấy năm?
- Viên chức giữ chức danh biên dịch viên hạng 1 cần đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức giữ chức danh biên dịch viên hạng 1?
Viên chức muốn xét thăng hạng lên biên dịch viên hạng 1 cần có thời gian giữ chức danh biên dịch viên hạng 2 tối thiểu mấy năm?
Theo điểm a khoản 4 Điều 10 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định điều kiện xét thăng hạng lên biên dịch viên hạng 1 như sau:
Biên dịch viên hạng I - Mã số: V.11.03.07
...
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên biên dịch viên hạng I
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì biên dịch ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Như vậy, viên chức muốn dự thi hoặc xét thăng hạng lên biên dịch viên hạng 1 cần có thời gian giữ chức danh biên dịch viên hạng 2 tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng).
Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì biên dịch ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Lưu ý: Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp biên dịch viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Viên chức muốn xét thăng hạng lên biên dịch viên hạng 1 cần có thời gian giữ chức danh biên dịch viên hạng 2 (Hình từ Internet)
Viên chức giữ chức danh biên dịch viên hạng 1 cần đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định viên chức giữ chức danh biên dịch viên hạng 1 cần đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.
- Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ;
- Có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức giữ chức danh biên dịch viên hạng 1?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức giữ chức danh biên dịch viên hạng 1 như sau:
- Am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về các vấn đề đối nội và đối ngoại; các quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các phương pháp biên dịch, dịch thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ, những tiến bộ và sự phát triển về ngôn từ và văn phong của ngoại ngữ được phân công biên dịch;
- Am hiểu về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?