Viên chức nhà nước chuyên ngành khoa học và công nghệ phải có thời gian giữ chức danh hạng II bao lâu mới được thi lên hạng I?
- Viên chức nhà nước chuyên ngành khoa học công nghệ để được thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Viên chức nhà nước chuyên ngành khoa học công nghệ có được xét miễn thi môn ngoại ngữ không?
- Viên chức nhà nước chuyên ngành khoa học công nghệ phải có thời gian giữ chức danh hạng II bao lâu mới được thi lên hạng I?
Viên chức nhà nước chuyên ngành khoa học công nghệ để được thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2021/TT-BKHCN quy định về tiêu chuẩn, điệu kiện thi thăng hạng đối với viên chức nhà nước chuyên ngành khoa học công nghệ như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ từ hạng II lên hạng I và từ hạng III lên hạng II
Viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II (nghiên cứu viên chính, kỹ sư chính) lên hạng I (nghiên cứu viên cao cấp, kỹ sư cao cấp) hoặc từ hạng III (nghiên cứu viên, kỹ sư) lên hạng II (nghiên cứu viên chính, kỹ sư chính) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).
...
Dẫn chiếu Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
...
Theo đó, được thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp thì viên chức nhà nước chuyên ngành khoa học công nghệ phải được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt.
Ngoài ra, viên chức không được trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức theo quy định pháp luật.
Viên chức nhà nước chuyên ngành khoa học công nghệ có được xét miễn thi môn ngoại ngữ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2021/TT-BKHCN quy định về việc miễn thi thi môn ngoại ngữ với viên chức thi thăng hạng như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ từ hạng II lên hạng I và từ hạng III lên hạng II
...
2. Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV) và Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN).
Viên chức đăng ký dự thi thăng hạng được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.
Viên chức đăng ký dự xét thăng hạng thuộc đối tượng được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được xác nhận đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học khi đăng ký dự xét thăng hạng. Trường hợp không thuộc đối tượng miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì trong hồ sơ dự xét phải có minh chứng đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.
...
Dẫn chiếu Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về trường hợp miễn thi ngoại ngữ như sau:
Hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
...
6. Miễn thi môn ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
a) Viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
b) Viên chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
c) Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi;
d) Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
...
Như vậy, viên chức nhà nước chuyên ngành khoa học công nghệ tham gia dự thi nâng hạng chức danh nghề nghiệp được miễn thi ngoài ngữ khi:
- Viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
- Viên chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
- Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi;
- Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Viên chức nhà nước chuyên ngành khoa học công nghệ phải có thời gian giữ chức danh hạng II bao lâu mới được thi lên hạng I?
Viên chức nhà nước chuyên ngành khoa học công nghệ phải có thơi gian giữ chức danh hạng II bao lâu mới được thi lên hạng I? (Hình từ Intetnet)
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 08/2021/TT-BKHCN quy định về thời hạn giữ chức danh nghề nghiệp đối với viên chức như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ từ hạng II lên hạng I và từ hạng III lên hạng II
...
3. Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp, cụ thể như sau:
a) Đối với thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) lên chức danh nghiên cứu viên cao cấp (hạng I):
Có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghiên cứu viên chính (hạng II) tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
...
Theo quy định trên thì viên chức nhà nước chuyên ngành khoa học công nghệ hạng II (nghiên cứu viên chính hạng II) nếu muốn thi nâng lên hạng I cần phải có thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên chính tối thiểu 06 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?
- Hợp đồng cho thuê lại lao động không được thỏa thuận về những nội dung nào? Thời hạn cho thuê lại lao động?
- Kinh doanh dịch vụ kế toán có bao gồm cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính không? Nội dung kiểm tra kế toán?
- Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở? Ban chấp hành công đoàn cơ sở có tối đa bao nhiêu ủy viên?
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?