Viên chức quốc phòng khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng mức trợ cấp lần đầu là bao nhiêu?
- Viên chức quốc phòng khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng mức trợ cấp lần đầu là bao nhiêu?
- Trường hợp có gia đình của viên chức quốc phòng cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì có được trợ cấp thêm không?
- Viên chức quốc phòng trong thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình không?
Viên chức quốc phòng khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng mức trợ cấp lần đầu là bao nhiêu?
Mức trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:
Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:
1. Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
...
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
5. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
...
Như vậy, theo quy định, viên chức quốc phòng khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng mức trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
Mức lương cơ sở hiện nay theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/tháng.
Mức trợ cấp = 10 x 1.800.000 = 18.000.000 đồng.
Như vậy, viên chức quốc phòng khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng mức trợ cấp lần đầu là 18.000.000 đồng tại thời điểm nhận công tác.
Viên chức quốc phòng khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng mức trợ cấp lần đầu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Trường hợp có gia đình của viên chức quốc phòng cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì có được trợ cấp thêm không?
Mức trợ cấp trong trường hợp có gia đình của viên chức quốc phòng cùng đến công tác được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:
Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:
...
2. Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:
a) Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
b) Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
3. Các khoản trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nơi tiếp nhận, bố trí công tác chi trả ngay khi đối tượng được hưởng nhận công tác và chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, theo quy định, trường hợp có gia đình của viên chức quốc phòng cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp thêm các khoản sau:
(1) Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
(2) Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
Viên chức quốc phòng trong thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn có được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình không?
Việc thanh toán tiền tàu xe được quy định tại Điều 9 Nghị định 76/2019/NĐ-CP như sau:
Thanh toán tiền tàu xe
Trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định của pháp luật còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình theo quy định.
Như vậy, viên chức quốc phòng trong thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn khi nghỉ hàng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định của pháp luật còn được thanh toán tiền tàu xe đi và về thăm gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?