Viên chức sinh con thứ ba trong thời gian tập sự bị xử lý ra sao? Những trường hợp nào không vi phạm quy định sinh con thứ ba?
Viên chức sinh con thứ ba trong thời gian tập sự bị xử lý ra sao?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định:
"Điều 16. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
..."
Theo đó, thì nếu viên chức sinh con thứ ba tức là vi phạm pháp luật về dân số quy định tại Điều 9 nêu trên. Trường hợp nếu viên chức đã vi phạm ở Điều 16 mà còn tái phạm sẽ bị áp dụng các hình thức kỷ luật cao hơn như cảnh cáo, cách chức hoặc thậm chí là buộc thôi việc.
Từ những quy định trên thì việc sinh con thứ ba là hành vi vi phạm quy định về pháp lệnh dân số, trừ các trường hợp đăc biệt tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP thì được xem là không vi phạm. Nếu người tập sự không thuộc trường hợp đặc biệt tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Viên chức sinh con thứ ba trong thời gian tập sự bị xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào không vi phạm quy định sinh con thứ ba?
Các trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh."
Như vậy, các trường hợp sinh con thứ ba thuộc các trường hợp nêu trên thì sẽ không vi phạm quy định về pháp lệnh dân số.
Trong thời gian tập sự mà sinh con thứ ba thì viên chức có bị chấm dứt hợp đồng tập sự không?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự quy định như sau:
"Điều 25. Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người tập sự
1. Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc và hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và báo cáo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc được đơn vị sự nghiệp công lập trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú."
Theo quy định trên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và báo cáo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật
Hiện tại không có quy định rõ về vấn đề này, bạn liên hệ với cơ quan của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?