Viên chức sử dụng bằng giả để được bổ nhiệm thì có bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc hay không?
- Viên chức sử dụng bằng giả để được bổ nhiệm thì có bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc hay không?
- Viên chức sử dụng bằng giả để được bổ nhiệm bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì có được hưởng chế độ thôi việc không?
- Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, sau đó được kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì xử lý thế nào?
Viên chức sử dụng bằng giả để được bổ nhiệm thì có bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc hay không?
Tại Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức trong đó có đề cập về trường hợp sử dụng bằng giả như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, trường hợp viên chức sử dụng bằng giả để được bổ nhiệm thì có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
Viên chức sử dụng bằng giả để được bổ nhiệm thì có bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc hay không? (hình từ internet)
Viên chức sử dụng bằng giả để được bổ nhiệm bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì có được hưởng chế độ thôi việc không?
Tại Điều 40 Nghị định 112/2020/NĐ-CP đề cập về các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức như sau:
Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc
a) Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiêm cung cấp bản sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ luật có yêu cầu.
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.
...
Theo đó, viên chức sử dụng bằng giả để được bổ nhiệm bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, sau đó được kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế thì xử lý thế nào?
Tại khoản 3 Điều 40 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức
...
2. Quyết định xử lý kỷ luật đối với viên chức đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức có trách nhiệm công bố công khai tại đơn vị nơi viên chức đang công tác. Trường hợp đã ban hành quyết định xử lý kỷ luật theo kết luận của bản án phúc thẩm và không có kết luận của cơ quan có thẩm quyền bị oan, sai nhưng sau đó có thay đổi về hình phạt ở bản án mới theo quy định của pháp luật về tố tụng thì cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định.
3. Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ quản lý phù hợp.
Theo đó, viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ quản lý phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?