Viện kiểm sát chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại khi đảm bảo những điều kiện gì? Khiếu nại đủ điều kiện phải thông báo đến người khiếu nại như thế nào?
- Viện kiểm sát chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại khi đảm bảo những điều kiện gì?
- Sau khi kiểm tra điều kiện thụ lý giải quyết khiếu nại, nếu khiếu nại đủ điều kiện phải thông báo đến người khiếu nại như thế nào?
- Sau khi thụ lý khiếu nại, người giải quyết khiếu nại yêu cầu người khiếu nại giải trình và cung cấp hồ sơ, thông tin như thế nào?
Viện kiểm sát chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại khi đảm bảo những điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi tắt là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 như sau:
Kiểm tra điều kiện thụ lý khiếu nại
1. Trước khi thụ lý, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải kiểm tra điều kiện thụ lý khiếu nại, chi thụ lý giải quyết khiếu nại khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ; nếu nhiều người khiếu nại bằng đơn về một nội dung thì trong đơn có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Nếu nhiều người đến khiếu nại trực tiếp về một nội dung thì hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại và ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản.
b) Khiếu nại trong thời hiệu quy định của pháp luật. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại, nhưng người khiếu nại phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh hoặc văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
c) Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật và Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi tắt là Quy chế số 51).
d) Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại mà mình khiếu nại.
Người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện thực hiện quyền khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không thể tự mình khiếu nại thì việc khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp và phải có giấy tờ chứng minh.
d) Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và chưa có đơn rút khiếu nại của người khiếu nại.
...
Như vậy, trước khi thụ lý, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải kiểm tra điều kiện thụ lý khiếu nại, chỉ thụ lý giải quyết khiếu nại khi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
- Khiếu nại trong thời hiệu quy định của pháp luật.
- Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật và Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
- Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định tố tụng, hành vi tố tụng, quyết định giải quyết khiếu nại mà mình khiếu nại.
- Việc khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và chưa có đơn rút khiếu nại của người khiếu nại.
Kiểm tra điều kiện thụ lý khiếu nại (Hình từ Internet)
Sau khi kiểm tra điều kiện thụ lý giải quyết khiếu nại, nếu khiếu nại đủ điều kiện phải thông báo đến người khiếu nại như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 như sau:
Kiểm tra điều kiện thụ lý khiếu nại
...
2. Sau khi kiểm tra, nếu khiếu nại đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì Viện kiểm sát có thẩm quyền phải thụ lý để giải quyết và thông báo việc thụ lý bằng văn bản đến người khiếu nại.
Như vậy, sau khi kiểm tra điều kiện thụ lý khiếu nại, nếu khiếu nại đủ điều kiện thụ lý theo quy định cụ thể trên thì Viện kiểm sát có thẩm quyền phải thụ lý để giải quyết và thông báo việc thụ lý bằng văn bản đến người khiếu nại.
Sau khi thụ lý khiếu nại, người giải quyết khiếu nại yêu cầu người khiếu nại giải trình và cung cấp hồ sơ, thông tin như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 như sau:
Yêu cầu giải trình và cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại
1. Sau khi thụ lý khiếu nại, người giải quyết khiếu nại yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại; yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản và cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung bị khiếu nại.
Trường hợp giải quyết khiếu nại lần thứ hai thì phải yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại.
Thời hạn yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu và giải trình phải trong thời hạn giải quyết khiếu nại.
...
Theo đó, sau khi thụ lý khiếu nại, người giải quyết khiếu nại yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại; yêu cầu người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản và cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung bị khiếu nại.
Trường hợp giải quyết khiếu nại lần thứ hai thì phải yêu cầu người giải quyết khiếu nại lần đầu cung cấp hồ sơ giải quyết khiếu nại.
Thời hạn yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu và giải trình phải trong thời hạn giải quyết khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?