Viện kiểm sát chỉ thụ lý giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp khi đảm bảo những điều kiện nào?
- Viện kiểm sát có thẩm quyền chỉ thụ lý giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp khi đảm bảo những điều kiện nào?
- Thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp cho người tố cáo thực hiện như thế nào?
- Yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo được thực hiện khi nào?
Viện kiểm sát có thẩm quyền chỉ thụ lý giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp khi đảm bảo những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi tắt là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Kiểm tra điều kiện thụ lý, thông báo việc thụ lý tố cáo
1. Trước khi thụ lý, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo, chi thụ lý giải quyết tố cáo khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Nội dung tố cáo là tố cáo trong hoạt động tư pháp; việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp.
Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, chức danh, chức vụ của người bị tố cáo; nội dung tố cáo, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo và yêu cầu giải quyết của người tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ; nếu nhiều người cùng tố cáo về một nội dung thì trong đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ và việc liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Nếu nhiều người đến tố cáo trực tiếp về một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
b) Tố cáo chưa được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng có tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung quyết định giải quyết.
Trường hợp khiếu nại đã được giải quyết đúng pháp luật, nhưng người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại nên đã tố cáo người giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho nội dung tố cáo.
c) Tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát.
...
Theo quy định trên, trước khi thụ lý, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo, chi thụ lý giải quyết tố cáo khi đảm bảo các điều kiện sau:
- Nội dung tố cáo là tố cáo trong hoạt động tư pháp; việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp.
- Tố cáo chưa được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng có tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung quyết định giải quyết.
- Tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát.
Giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp (Hình từ Internet)
Thông báo về việc thụ lý giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp cho người tố cáo thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định thì sau khi kiểm tra điều kiện thụ lý giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp, nếu tố cáo đủ điều kiện thụ lý theo quy định được quy định cụ thể trên, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về việc thụ lý nếu họ có yêu cầu.
Yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo được thực hiện khi nào?
Theo khoản 1 Điều 18 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định như sau:
Yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo
1. Sau khi thụ lý, người giải quyết tố cáo yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi bị tố cáo. Thời hạn yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ và văn bản giải trình phải trong thời hạn giải quyết tố cáo.
2. Sau khi nghiên cứu các thông tin, tài liệu, chứng cứ và văn bản giải trình, nếu thấy hành vi bị tố cáo không vi phạm pháp luật, người giải quyết tố cáo ban hành ngay kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự); nếu chưa đủ căn cứ cho việc giải quyết thì tiến hành xác minh làm rõ nội dung tố cáo.
Theo đó, sau khi thụ lý, người giải quyết tố cáo yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo.
Đồng thời, yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi bị tố cáo.
Thời hạn yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ và văn bản giải trình phải trong thời hạn giải quyết tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?