Viện kiểm sát chỉ xem xét để thụ lý kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật khi nào?

Cho anh hỏi, khi tiếp nhận đơn đề nghị kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải kiểm tra điều kiện thụ lý đơn như thế nào? Viện kiểm sát chỉ xem xét để thụ lý khi nào? Câu hỏi của anh Dương tại Bắc Giang.

Khi tiếp nhận đơn đề nghị kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền phải kiểm tra điều kiện thụ lý đơn như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi tắt là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 về kiểm tra điều kiện thụ lý như sau:

Kiểm tra điều kiện thụ lý
Khi tiếp nhận đơn đề nghị kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế số 51 phải kiểm tra điều kiện thụ lý đơn; chỉ xem xét để thụ lý kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Quy chế số 51.

Theo quy định trên, khi tiếp nhận đơn đề nghị kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 phải kiểm tra điều kiện thụ lý đơn, cụ thể:

Xử lý đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
...
2. Trình tự kiểm tra
a. Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
b. Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát cấp tỉnh về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự; thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố; hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra.
c. Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra.

Tố cáo 9

Kiểm tra điều kiện thụ lý đơn đề nghị kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật (Hình từ Internet)

Viện kiểm sát chỉ xem xét để thụ lý kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật khi nào?

Cũng tại Điều 12 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định thì khi tiếp nhận đơn đề nghị kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền chỉ xem xét để thụ lý kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 khi có một trong những điều kiện sau:

- Đơn bức xúc, kéo dài;

- Đơn về những vụ việc có dấu hiệu oan, sai;

- Đơn có sự chỉ đạo xem xét của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

- Đơn được các cơ quan báo chí và dư luận quan tâm;

- Đơn có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở trung ương hoặc địa phương.

Kế hoạch kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có những nội dung gì?

Theo Điều 13 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 về ban hành quyết định kiểm tra, quyết định phân công kiểm tra và Kế hoạch kiểm tra như sau:

Ban hành quyết định kiểm tra, quyết định phân công kiểm tra và Kế hoạch kiểm tra
Sau khi kiểm tra đơn thấy đủ điều kiện thụ lý, Viện kiểm sát có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra, quyết định phân công người tiến hành kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Quyết định kiểm tra phải gửi cho Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trước khi tiến hành kiểm tra.
Người được phân công kiểm tra phải xây dựng kế hoạch kiểm tra trình người có thẩm phê duyệt. Nội dung Kế hoạch kiểm tra gồm: Căn cứ pháp lý để tiến hành kiểm tra; mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra; nội dung kiểm tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm việc để thu thập, xác minh các thông tin, tài liệu, chứng cứ; các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc kiểm tra; áp dụng biện pháp ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra (nếu thấy cần thiết); dự kiến thời gian, tiến độ thực hiện từng công việc; thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh; các nội dung khác có liên quan (nếu có).

Theo quy định trên, sau khi kiểm tra đơn thấy đủ điều kiện thụ lý, Viện kiểm sát có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra, quyết định phân công người tiến hành kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

Quyết định kiểm tra phải gửi cho Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trước khi tiến hành kiểm tra.

Người được phân công kiểm tra phải xây dựng kế hoạch kiểm tra trình người có thẩm phê duyệt. Nội dung Kế hoạch kiểm tra gồm:

- Căn cứ pháp lý để tiến hành kiểm tra;

- Mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra;

- Nội dung kiểm tra;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm việc để thu thập, xác minh các thông tin, tài liệu, chứng cứ;

- Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc kiểm tra;

- Áp dụng biện pháp ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra (nếu thấy cần thiết);

- Dự kiến thời gian, tiến độ thực hiện từng công việc;

- Thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh;

- Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

Quyết định giải quyết khiếu nại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ai ký quyết định giải quyết khiếu nại?
Pháp luật
Trong tố tụng dân sự, mẫu quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện là mẫu nào?
Pháp luật
Quyết định giải quyết khiếu nại có bắt buộc phải công khai hay không? Có bắt buộc phải gửi cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan hay không?
Pháp luật
Viện kiểm sát chỉ xem xét để thụ lý kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật khi nào?
Pháp luật
Quyết định giải quyết khiếu nại kiểm toán do ai ký ban hành? Quyết định giải quyết khiếu nại gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ký quyết định giải quyết khiếu nại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyết định giải quyết khiếu nại
645 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyết định giải quyết khiếu nại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quyết định giải quyết khiếu nại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào