Viện kiểm sát có bắt buộc xây dựng bản dự thảo phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án hình sự trước khi diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm không?
- Viện kiểm sát có bắt buộc xây dựng bản dự thảo phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án hình sự trước khi diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm không?
- Kiểm sát viên căn cứ vào những vấn đề gì để xây dựng hoàn chỉnh bản dự thảo phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án hình sự trong phiên tòa phúc thẩm?
- Kiểm sát viên phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án hình sự lúc nào trong phiên tòa phúc thẩm?
Viện kiểm sát có bắt buộc xây dựng bản dự thảo phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án hình sự trước khi diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án
1. Trước khi tham gia phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên phải xây dựng bản dự thảo phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát. Dự thảo phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát được lập theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
...
Như vậy, Viện kiểm sát phải bắt buộc xây dựng bản dự thảo phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án hình sự trước khi diễn ra phiên tòa xét xử phúc thẩm.
Dự thảo phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát được lập theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
Phát biểu quan điểm của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên căn cứ vào những vấn đề gì để xây dựng hoàn chỉnh bản dự thảo phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án hình sự trong phiên tòa phúc thẩm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án
...
2. Tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên căn cứ vào chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được thu thập, kiểm tra, xem xét để bổ sung và hoàn chỉnh bản dự thảo phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát. Sau khi kết thúc xét hỏi, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát theo bài phát biểu đã được hoàn chỉnh tại phiên tòa.
3. Trường hợp tại phiên tòa phát sinh những tình tiết mới làm thay đổi quan điểm giải quyết vụ án đã được lãnh đạo Viện kiểm sát cho ý kiến mà không có điều kiện báo cáo lại thì Kiểm sát viên quyết định cho phù hợp với thực tế của vụ án, diễn biến phiên tòa và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát.
Như vậy, kiểm sát viên căn cứ vào chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được thu thập để xây dựng hoàn chỉnh bản dự thảo phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án hình sự trong phiên tòa phúc thẩm.
Sau khi kết thúc xét hỏi, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát theo bài phát biểu đã được hoàn chỉnh tại phiên tòa.
Trường hợp tại phiên tòa phát sinh những tình tiết mới làm thay đổi quan điểm giải quyết vụ án đã được lãnh đạo Viện kiểm sát cho ý kiến mà không có điều kiện báo cáo lại thì Kiểm sát viên quyết định cho phù hợp với thực tế của vụ án, diễn biến phiên tòa và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát.
Kiểm sát viên phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án hình sự lúc nào trong phiên tòa phúc thẩm?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 354 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thủ tục phiên tòa phúc thẩm
1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
2. Chủ toạ phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
3. Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
Theo đó, khi tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm thì Kiểm sát viên phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?