Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra trong trường hợp nào? Kiểm sát viên có được vắng mặt trong buổi thực nghiệm điều tra không?
Trước khi tổ chức thực nghiệm điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Trước khi tổ chức thực nghiệm điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên có trách nhiệm gì? (hình ảnh từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH quy định như sau:
Phối hợp trong hoạt động nhận dạng, thực nghiệm điều tra, nhận biết giọng nói
...
2. Trước khi tổ chức nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên trao đổi thống nhất các nội dung, biện pháp thực hiện. Việc thực nghiệm điều tra chỉ được tiến hành trong trường hợp nếu không thực hiện thì không giải quyết được vụ án và chỉ sử dụng biện pháp phù hợp (như dùng mô hình cơ thể người bị hại) để tiến hành thực nghiệm điều tra. Đối với trường hợp có khó khăn trong thu thập dấu vết hoặc chưa thu thập được dấu vết hoặc không xác định được hiện trường nơi xảy ra vụ việc thì Điều tra viên chủ động phối hợp với Kiểm sát viên tiến hành hoạt động theo quy định của pháp luật để dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
Chiếu theo quy định này, trước khi tổ chức thực nghiệm điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên trao đổi thống nhất các nội dung, biện pháp thực hiện.
Đối với trường hợp có khó khăn trong thu thập dấu vết hoặc chưa thu thập được dấu vết hoặc không xác định được hiện trường nơi xảy ra vụ việc thì Điều tra viên chủ động phối hợp với Kiểm sát viên tiến hành hoạt động theo quy định của pháp luật để dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thực nghiệm điều tra
...
2. Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra thực nghiệm điều tra nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ;
b) Trong giai đoạn truy tố, mà xét thấy việc thực nghiệm điều tra đơn giản, không cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện tự mình hoặc phối hợp với Cơ quan điều tra tổ chức thực nghiệm điều tra.
Việc thực nghiệm điều tra và lập biên bản thực nghiệm điều tra phải theo đúng quy định tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra khi thuộc một trong 02 trường hợp sau:
(1) Trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra thực nghiệm điều tra nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ;
(2) Trong giai đoạn truy tố, mà xét thấy việc thực nghiệm điều tra đơn giản, không cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện tự mình hoặc phối hợp với Cơ quan điều tra tổ chức thực nghiệm điều tra.
Cần lưu ý việc thực nghiệm điều tra và lập biên bản thực nghiệm điều tra phải theo đúng quy định tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cụ thể tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định mục đích và nguyên tắc thực nghiệm điều tra như sau:
Mục đích của việc thực nghiệm điều tra:
- Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết.
Nguyên tắc thực hiện thực nghiệm điều tra:
- Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
- Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.
- Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.
- Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.
- Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.
- Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Kiểm sát viên có được vắng mặt trong buổi thực nghiệm điều tra không?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thực nghiệm điều tra
1. Khi nhận được thông báo của Cơ quan điều tra về việc thực nghiệm điều tra, lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải cử Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt, phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện và thông báo cho Cơ quan điều tra biết để ghi vào biên bản thực nghiệm điều tra.
Kiểm sát viên phải nghiên cứu nội dung, kế hoạch thực nghiệm điều tra, bảo đảm việc dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc tình tiết khác phù hợp với thực tế khách quan, theo đúng quy định tại Điều 204 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trong trường hợp cần thiết mà Cơ quan điều tra chưa tổ chức thực nghiệm điều tra, thì Kiểm sát viên kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành thực nghiệm điều tra.
Như vậy, Kiểm sát viên được phép vắng mặt khi thực nghiệm điều tra. Tuy nhiên Kiểm sát viên phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện và thông báo cho Cơ quan điều tra biết để ghi vào biên bản thực nghiệm điều tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?