Viện Thổ nhưỡng Nông hóa có cần phải thực hiện khuyến nông, khuyến lâm về phân bón và sử dụng đất không?
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá có trụ sở chính đặt ở đâu?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 35/2006/QĐ-BNN, có quy định về vị trí chức năng như sau:
Vị trí chức năng
1. Viện Thổ nhưỡng Nông hoá được thành lập theo Điều 2, khoản 1, mục b của Quyết định số: 220/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ Thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
2. Viện Thổ nhưỡng Nông hoá là đơn vị sự nghiệp khoa học, trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ về đất; phân bón, vi sinh vật và môi trường nông nghiệp trên phạm vi cả nước.
Tên giao dịch quốc tế tiếng Anh của Viện: Soils and Fertilirzers Institute, viết tắt là SFI.
3. Viện được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Trụ sở chính của Viện đặt tại huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Thổ nhưỡng Nông hoá có trụ sở đặt chính của Viện đặt tại huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá (Hình từ Internet)
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa có cần phải thực hiện khuyến nông, khuyến lâm về phân bón và sử dụng đất không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 35/2006/QĐ-BNN, có quy định về nhiệm vụ của Viện như sau:
Nhiệm vụ của Viện
1. Xây dựng chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ dài hạn,năm năm và hàng năm về lĩnh vực đất, phân bón, vi sinh vật, môi trường nông nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Thực hiện nghiên cứu khoa học cơ bản có định hướng và chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực:
a) Nghiên cứu các vấn đề về phát sinh học, phân loại và xây dựng bản đồ đất;
b) Nghiên cứu về vật lý, hoá học, sinh học và độ phì nhiêu của đất;
c) Nghiên cứu quản lý sử dụng đất;
d) Nghiên cứu các vấn đề về dinh dưỡng cây trồng, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các loại phân bón, các chế phẩm nông hoá;
đ) Nghiên cứu môi trường đất nông nghiệp và giải pháp khắc phục;
e)Thu thập, lưu giữ, nghiên cứu đánh giá và khai thác tài nguyên vi sinh vật đất;
g) Nghiên cứu xây dựng và tiêu chuẩn hoá phương pháp phân tích đất, nước, phân bón cây trồng.
3. Thực hiện khảo, kiểm nghiệm phân bón và các chế phẩm cải tạo đất.
4. Thực hiện khuyến nông, khuyến lâm về phân bón và sử dụng đất.
5. Tham gia quy hoạch và xây dựng kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đất, phân bón, vi sinh vật, môi trường nông nghiệp theo quy định của Nhà nước.
7. Tư vấn và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về đất, phân bón, vi sinh vật, môi trường nông nghiệp. Liên kết hợp tác về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, sản phẩm mới, đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực được giao với các tổ chức trong nước theo quy định của pháp luật.
8. Sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được giao theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Thổ nhưỡng Nông hóa có nhiệm vụ thực hiện khuyến nông, khuyến lâm về phân bón và sử dụng đất.
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa có bao nhiêu phòng bộ môn nghiên cứu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 35/2006/QĐ-BNN, có quy định về cơ cấu tổ chức của Viện như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện
1. Lãnh đạo Viện có: Viện trưởng và các Phó Viện trưởng..
a) Viện trưởng: do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện;
b) Phó Viện trưởng: do Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được Viện trưởng phân công.
2. Phòng nghiệp vụ giúp Viện trưởng thực hiện nhiệm vụ:
a) Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;
b) Phòng Tổ chức Hành chính;
c) Phòng Tài chính Kế toán.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có thể thành lập các phòng cho phù hợp, nhưng không quá 03 phòng.
3. Bộ môn nghiên cứu:
a) Bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất;
b) Bộ môn Sử dụng đất;
c) Bộ môn Môi trường đất;
d) Bộ môn Vi sinh vật;
đ) Bộ môn Kinh tế sử dụng đất và phân bón;
e) Phòng Phân tích Trung tâm.
Các bộ môn có Trưởng bộ môn và Phó Trưởng bộ môn; Phòng có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng.
4. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện:
a) Trung tâm Nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng;
b) Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam;
c) Trung tâm Nghiên cứu đất vµ phân bón và môi trường Tây Nguyên;
d) Trung tâm nghiên cứu đất và phân bón vùng Trung Du.
Các Trung tâm có Giám đốc và Phó Giám đốc.
Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam; Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên; Trung tâm nghiên cứu đất và phân bón vùng Trung Du: được sử dụng con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo uỷ quyền của Viện trưởng và quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Thổ nhưỡng Nông hóa có 06 phòng bộ môn nghiên cứu, gồm:
- Bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất;
- Bộ môn Sử dụng đất;
- Bộ môn Môi trường đất;
- Bộ môn Vi sinh vật;
- Bộ môn Kinh tế sử dụng đất và phân bón;
- Phòng Phân tích Trung tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?