Viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là gì? Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ trong các trường hợp nào?
- Viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là gì?
- Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện theo bao nhiêu bước?
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai trong các trường hợp nào?
Viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là gì?
Viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 50/2020/NĐ-CP thì viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là các khoản viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của Bên viện trợ để thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Phòng chống thiên tai, được phê duyệt và thực hiện trong thời gian 09 tháng kể từ khi thiên tai xảy ra.
Viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai là gì? Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện theo 04 bước, thì theo quy định tại Điều 10 Nghị định 50/2020/NĐ-CP như sau:
- Chuẩn bị tiếp nhận viện trợ.
- Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
- Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
- Thực hiện tiếp nhận, quản lý và thực hiện khoản viện trợ.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai trong các trường hợp nào?
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 50/2020/NĐ-CP có quy định về quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các trường hợp sau đây:
a) Khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo;
b) Viện trợ mua sắm, cung cấp các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
c) Các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản.
2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
a) Cơ quan chủ quản có văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ kèm theo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan chủ quản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về những nội dung chính gồm: sự cần thiết, mục tiêu, nguồn vốn viện trợ, điều kiện của Bên viện trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng của phía Việt Nam. Thời hạn để các cơ quan liên quan có văn bản trả lời tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai hoặc trả lời cơ quan chủ quản trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến các cơ quan liên quan đối với trường hợp dự thảo Văn kiện cần giải trình, chỉnh sửa;
d) Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chủ quản thực hiện giải trình, tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại đầy đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;
đ) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Như vậy, theo quy định trên thì Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai trong các trường hợp sau:
- Khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo;
- Viện trợ mua sắm, cung cấp các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
- Các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?