Viện trưởng Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương có cấp bậc quân hàm cấp tướng cao nhất là gì?
- Viện trưởng Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương có cấp bậc quân hàm cấp tướng cao nhất là gì?
- Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ Viện trưởng Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương theo cấp bậc quân hàm cấp tướng quy định thế nào?
- Viện trưởng Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương có trách nhiệm thế nào?
Viện trưởng Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương có cấp bậc quân hàm cấp tướng cao nhất là gì?
Theo Điều 1 Nghị quyết 1032/2020/UBTVQH14 về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định như sau:
Điều 1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là Thiếu tướng của đơn vị thành lập mới ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trực thuộc Bộ Quốc phòng
1. Viện trưởng Viện Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
2. Giám đốc Trung tâm ứng phó các tình huống khẩn cấp.
Theo quy định thì Viện trưởng Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương có cấp bậc quân hàm cấp tướng cao nhất là Thiếu tướng.
Viện trưởng Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (Hình từ Internet)
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ Viện trưởng Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương theo cấp bậc quân hàm cấp tướng quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và khoản 2 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định như sau:
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ Viện trưởng Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương theo cấp bậc quân hàm cấp tướng là nam 60, nữ 55.
Tuy nhiên, khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
Viện trưởng Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương có trách nhiệm thế nào?
Theo Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về trách nhiệm của sĩ quan như sau:
Trách nhiệm của sĩ quan
Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
2. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
3. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Theo quy định Viện trưởng Viện Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương có các trách nhiệm sau đây:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?