Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý chịu trách nhiệm trước ai về nhiệm vụ được giao?
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý có tư cách pháp nhân không?
Việc Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý có tư cách pháp nhân không, theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1229/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp có chức năng nghiên cứu chiến lược, chính sách về xây dựng, thi hành pháp luật và các lĩnh vực công tác khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, góp phần thực hiện cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ; làm đầu mối thông tin khoa học pháp lý thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (sau đây gọi là Viện) chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về khoa học của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Viện là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Viện có tên giao dịch quốc tế là Institute for Legal Strategy and Science (viết tắt là ILSS).
Theo đó, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp và có tư cách pháp nhân.
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Hình từ Internet)
Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học thông qua những hoạt động nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quyết định 1229/QĐ-BTP năm 2023, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học thông qua những hoạt động sau:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học để xác định tầm nhìn, cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình, giải pháp phát triển của Bộ.
- Thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu dự báo chiến lược về xu hướng phát triển trên các lĩnh vực quản lý của Bộ; tổ chức hoặc tham gia nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế theo lĩnh vực nghiên cứu của Viện theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ.
- Tổ chức nghiên cứu, đánh giá và tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động kinh tế, xã hội để đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ khi có yêu cầu đặt hàng.
- Tổ chức nghiên cứu, tham gia xây dựng các cơ chế quản lý, các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khoa học để giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp, vướng mắc trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp; tổ chức nghiên cứu các vấn đề phát sinh từ các lĩnh vực pháp luật cụ thể và các vấn đề khoa học khác theo yêu cầu của Bộ và nhu cầu của xã hội.
Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý chịu trách nhiệm trước ai về nhiệm vụ được giao?
Trách nhiệm của Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 1229/QĐ-BTP năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Viện gồm:
a) Lãnh đạo Viện
Lãnh đạo Viện gồm có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng, số lượng Phó Viện trưởng thực hiện theo quy định pháp luật và của Bộ.
Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Viện.
Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Viện; được Viện trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
b) Các tổ chức trực thuộc Viện:
- Phòng Quản lý khoa học và Hành chính - Tổng hợp;
- Ban nghiên cứu Chiến lược xây dựng, thi hành pháp luật và quản lý Ngành;
- Ban nghiên cứu Pháp luật hình sự và cải cách tư pháp;
- Ban nghiên cứu Pháp luật hành chính - nhà nước;
- Ban nghiên cứu Pháp luật dân sự - kinh tế;
- Ban nghiên cứu Pháp luật quốc tế;
- Trung tâm Thông tin - Thư viện.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc Viện do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Viện do Viện trưởng quy định.
2. Số lượng người làm việc của Viện do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Như vậy, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?