Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới trước khi mở phiên tòa thì cần làm gì?
- Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới trước khi mở phiên tòa thì cần làm gì?
- Tại phiên tòa thì việc rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự do ai quyết định?
- Việc rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?
Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới trước khi mở phiên tòa thì cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị phúc thẩm
1. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị phúc thẩm được thực hiện theo Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trường hợp trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp rút kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thì phải có văn bản trao đổi với Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới; nếu Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới không nhất trí thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
...
Như vậy, trước khi mở phiên tòa, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thì cần phải có văn bản trao đổi với Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
Nếu Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới không nhất trí thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Tại phiên tòa thì việc rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự do ai quyết định?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị phúc thẩm
...
3. Tại phiên tòa phúc thẩm, việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị do Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát và thông báo cho Viện kiểm sát đã kháng nghị biết.
Như vậy, tại phiên tòa thì việc rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự do Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Sau phiên tòa, Kiểm sát viên báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát và thông báo cho Viện kiểm sát đã kháng nghị biết.
Việc rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
2. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
Theo đó, việc rút kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự được thực hiện như sau:
- Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
- Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
- Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?