Viết tắt tên bị cáo trong văn bản của Tòa án nhân dân được pháp luật quy định như thế nào? Tòa án nhân dân có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn ra sao?
Tổ chức Tòa án nhân dân bao gồm những cấp nào?
Căn cứ Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về tổ chức Tòa án nhân dân như sau:
"Điều 3. Tổ chức Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
5. Tòa án quân sự."
Như vậy, Tòa án nhân dân gồm những cấp nêu trên.
Tòa án nhân dân (Hình từ Internet)
Viết tắt tên bị cáo trong văn bản của Tòa án nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Mục 2 Công văn 144/TANDTC-PC năm 2017 quy định cụ thể như sau:
“2. Về mã hóa thông tin trong bản án, quyết định của Tòa án
- Việc mã hóa thông tin trong bản án, quyết định của Tòa án phải sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt (A, B, C ...), có thể kết hợp với số tự nhiên (1, 2, 3 ...) trong những trường hợp cần thiết và thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Điều 7 của Nghị quyết. Các thông tin được mã hóa phải bảo đảm không trùng lặp, không gây nhầm lẫn cho người đọc, không làm thay đổi nội dung của bản án, quyết định.
- Đối với những người tham gia tố tụng có vai trò quan trọng trong vụ án (như: bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự; nguyên đơn, bị đơn trong vụ án dân sự; người khởi kiện, người bị kiện trong vụ án hành chính) thì việc mã hóa tên của cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức nên sử dụng ký tự đầu tiên trong tên của cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức đó.
Ví dụ:
+ Bị cáo Nguyễn Văn An được mã hóa thành “Nguyễn Văn A”; bị cáo Phạm Đức Hùng được mã hóa thành “Phạm Đức H”;
+ Bị hại Nguyễn Văn Tâm được mã hóa thành “Nguyễn Văn T”; bị hại Nguyễn Đức Minh được mã hóa thành “Nguyễn Đức M”.
+ Nguyên đơn Nguyễn Văn Bảo được mã hóa thành “Nguyễn Văn B”; nguyên đơn Phạm Đức Lộc được mã hóa thành “Phạm Đức L”;
+ Bị đơn Trần Thế Bách được mã hóa thành “Trần Thế B”; bị đơn Nguyễn Văn Yêm được mã hóa thành “Nguyễn Văn Y”;
+ Người bị kiện trong vụ án hành chính là Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội được mã hóa thành “UBND quận H, Thành phố Hà Nội”.
- Trường hợp có từ 2 người tham gia tố tụng trở lên trùng tên hoặc chữ cái đầu tiên của tên nhưng khác họ thì có thể mã hóa bằng cách giữ nguyên họ, tên đệm (nếu có) và lấy chữ cái đầu tiên trong tên của họ; nếu trùng cả họ, tên đệm (nếu có) và chữ cái đầu tiên của tên thì có thể mã hóa bằng cách giữ nguyên họ, tên đệm (nếu có) và sử dụng chữ cái đầu tiên của tên kết hợp với số tự nhiên.
Ví dụ:
+ Trong vụ án có 2 nguyên đơn là Nguyễn Văn Tâm và Trần Văn Tâm thì có thể mã hóa thành “Nguyễn Văn T” và “Trần Văn T”;
+ Trong vụ án có 3 bị cáo là Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Hà và Nguyễn Văn Hưng thì có thể mã hóa thành “Nguyễn Văn H1”, "Nguyễn Văn H2 ” và “Nguyễn Văn H3”.
- Đối với những người tham gia tố tụng khác có cùng địa vị pháp lý (như: người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng...) thì có thể chia thành các nhóm có cùng địa vị pháp lý và sử dụng các chữ cái viết tắt địa vị pháp lý của họ, kết hợp với số tự nhiên để mã hóa.
Ví dụ:
+ Trường hợp có nhiều người là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính thì có thể mã hóa thành NLQ1, NLQ2, NLQ3...;
+ Trường hợp có nhiều người là người làm chứng thì có thể mã hóa thành NLC1, NLC2, NLC3…”
Đối chiếu quy định trên, theo thông tin bạn thắc mắc đối với những người tham gia tố tụng có vai trò quan trọng trong vụ án như: bị cáo, bị hại trong vụ án hình sự; nguyên đơn, bị đơn trong vụ án dân sự; người khởi kiện, người bị kiện trong vụ án hành chính.
Thì việc mã hóa tên của cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức nên sử dụng ký tự đầu tiên trong tên của cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức.
Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân như sau:
"Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
..."
Theo đó, Tòa án nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?