VietGAP là gì? Chứng nhận VietGAP hiểu thế nào? Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực bao lâu? Hết hạn thì có được gia hạn hay không?

Nghe nói nhiều về VietGAP, chứng nhận VietGAP rồi, tôi cũng có hiểu nó là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở nước ta. Vậy theo quy định pháp luật thì VietGAP là gì? Chứng nhận VietGAP hiểu thế nào? Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực bao lâu? Hết hạn thì có được gia hạn hay không? Thắc mắc của anh Trường Giang (Vĩnh Long).

VietGAP là gì? Chứng nhận VietGAP hiểu thế nào?

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT, khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT có quy định:

GAP là viết tắt của Good Agricultural Practices, Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động.

VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, Quy trình (Quy phạm) thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là các GAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, chăn nuôi.

Cũng theo quy định của các Thông tư này thì chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất phù hợp với VietGAP.

VietGAP là gì? Chứng nhận VietGAP hiểu thế nào?

VietGAP là gì? Chứng nhận VietGAP hiểu thế nào? (Hình từ Internet)

Hình thức, phương thức đánh giá của tổ chức chứng nhận VietGAP thế nào?

Hình thức đánh giá của tổ chức chứng nhận VietGAP được quy định tại Điều 14 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT, cụ thể:

Hình thức đánh giá của tổ chức chứng nhận VietGAP
1. Đánh giá lần đầu được thực hiện sau khi cơ sở sản xuất ký hợp đồng chứng nhận VietGAP.
2. Đánh giá hành động khắc phục được thực hiện sau khi cơ sở sản xuất được đánh giá nhưng chưa đủ điều kiện được cấp hoặc duy trì hoặc mở rộng Giấy chứng nhận VietGAP.
3. Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận VietGAP đã hết hiệu lực.
4. Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận VietGAP. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước); số lần đánh giá giám sát do tổ chức chứng nhận quyết định tuỳ trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo việc duy trì VietGAP của cơ sở sản xuất.
5. Đánh giá đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khi có khiếu nại về việc cơ sở sản xuất không tuân thủ VietGAP;
b) Khi phát hiện sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo VietGAP không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Phương thức đánh giá thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư 48 này:

Phương thức đánh giá sản phẩm được sản xuất/sơ chế phù hợp VietGAP: Đánh giá quá trình sản xuất/sơ chế kết hợp thử nghiệm mẫu điển hình; giám sát thông qua đánh giá quá trình sản xuất/sơ chế kết hợp với thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất/sơ chế.

Trình tự và nội dung đánh giá để chứng nhận VietGAP như thế nào?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT, khoản 4 Điều 2 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT có quy định về trình tự và nội dung đánh giá như sau:

Trình tự và nội dung đánh giá
1. Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.
Riêng đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản; sản phẩm bò sữa, gia cầm, lợn, ong thuộc lĩnh vực chăn nuôi tiêu chí đánh giá theo Phụ lục IXA, Phụ lục IXB và Phụ lục IXC ban hành kèm theo Thông tư này cho đến khi ban hành VietGAP phiên bản mới.
2. Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP (trong trường hợp cơ sở sản xuất không cung cấp được kết quả phân tích hoặc kết quả phân tích không phù hợp); phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, trường hợp chưa có quy định thì theo phương pháp của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.
3. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên:
a) Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ theo Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này ;
b) Đánh giá tài liệu lưu trữ;
c) Đánh giá thành viên đại diện nhóm: Số lượng thành viên đại diện nhóm được đánh giá do tổ chức chứng nhận quyết định theo từng trường hợp cụ thể nhưng tối thiểu bằng căn bậc 2 (đối với đánh giá lần đầu) hoặc tối thiểu 2/3 của căn bậc 2 (đối với đánh giá lại) hoặc tối thiểu ½ của căn bậc 2 (đối với đánh giá giám sát) của tổng số thành viên trong nhóm.
4. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 và Điều 17 của Thông tư này các tổ chức chứng nhận VietGAP xây dựng hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đăng ký; trình tự và nội dung đánh giá, thời gian đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận VietGAP.

Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực bao lâu? Hết hạn thì có được gia hạn hay không?

Căn cứ Điều 17 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT, khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2018/TT-BNNPTNT có quy định về về giấy chứng nhận VietGAP như sau:

Giấy chứng nhận VietGAP
1. Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP
a) Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;
b) Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.
2. Trường hợp cơ sở sản xuất có nhiều địa điểm sản xuất đăng ký đánh giá cùng thời điểm: Giấy chứng nhận VietGAP phải ghi rõ địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích nuôi/diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng theo từng địa điểm.
3. Trường hợp tại cùng địa điểm sản xuất có nhiều thành viên: Giấy chứng nhận VietGAP phải có Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích nuôi/diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng) kèm theo Giấy chứng nhận VietGAP.
4. Mã số chứng nhận VietGAP
a) Mã số chứng nhận VietGAP theo hướng dẫn tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Việc cấp mã số chứng nhận VietGAP tự động qua Website thực hiện từ 01/01/2013 theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi.

Theo quy định trên thì, Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp và được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.

Giấy chứng nhận VietGAP
Chứng nhận VietGAP
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Giấy đăng ký áp dụng VietGAP theo quy định hiện hành là mẫu nào? Xây dựng dự án áp dụng VietGAP được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước như thế nào?
Pháp luật
Giấy chứng nhận VietGAP được pháp luật quy định như thế nào? Điều kiện để trở thành tổ chức chứng nhận VietGAP là gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp nào cũng có thể trở thành tổ chức chứng nhận VietGAP? Cơ quan nào có chức năng giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận VietGAP?
Pháp luật
Giấy chứng nhận VietGap có thời hạn bao lâu theo quy định hiện nay? Nếu có chứng nhận VietGap thì xét nghiệm định kỳ được thực hiện khi nào?
Pháp luật
VietGAP là gì? Chứng nhận VietGAP hiểu thế nào? Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực bao lâu? Hết hạn thì có được gia hạn hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận VietGAP
17,017 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy chứng nhận VietGAP Chứng nhận VietGAP

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy chứng nhận VietGAP Xem toàn bộ văn bản về Chứng nhận VietGAP

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào