Vợ bỏ về nhà mẹ đẻ về việc bất đồng nuôi dạy con cái thì chồng có quyền đơn phương ly hôn với vợ không?
Chồng có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn khi nào?
Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc đơn phương ly hôn như sau:
"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Đồng thời, theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."
Đối chiếu quy định trên, pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của chồng, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp:
- Vợ đang mang thai
- Vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Khi người vợ đang mang thai trong thời kỳ hôn nhân thì người chồng không được quyền đơn phương ly hôn.
Nếu muốn ly hôn thì người chồng phải chờ khi con đã quá 12 tháng tuổi.
Chồng hoàn toàn có thể đơn phương ly hôn với vợ khi có căn cứ về việc vợ có hành vi bạo lực gia đình (bạo lực về tinh thần hoặc bạo lực về thể chất).
Hay vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Tải về mẫu đơn xin ly hôn đơn phương mới nhất 2023: Tại Đây
Đơn phương ly hôn (Hình từ Internet)
Vợ bỏ về nhà mẹ đẻ về việc bất đồng nuôi dạy con cái thì chồng có quyền đơn phương ly hôn không?
Căn cứ Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng như sau:
"Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác."
Đối chiếu quy định trên, vợ chồng phải có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ một số trường hợp đặc biệt như: vợ chồng có thỏa thuận; do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Theo thông tin bạn cung cấp việc vợ bạn bỏ về nhà mẹ đẻ với nguyên nhân hai vợ chồng bất đồng quan điểm trong nuôi dạy con cái.
Đây không phải là trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình này.
Do đó vợ bạn đang vi phạm nghĩa vụ vợ chồng nghĩa vụ sống chung với nhau.
Khi bạn có căn cứ cụ thể về vấn đề trên bạn có thể hoàn tất hồ sơ gửi đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi vợ bạn đang cư trú để được giải quyết vấn đề đơn phương ly hôn cho bạn.
Khi đơn phương ly hôn vợ chồng có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con như thế nào?
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Như vậy, đơn phương ly hônThủ môn vợ chồng có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?