Vợ có được tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu sổ đỏ chỉ đứng tên một mình người vợ hay không?

Tôi có thắc mắc: Quyền sử dụng đất do hai vợ chồng nhận chuyển nhượng trong thời kỳ hôn nhân, nhưng chỉ đứng tên người vợ. Bây giờ người vợ bán miếng đất đó thì có bắt buộc phải được người chồng đồng ý hay không? - câu hỏi của chị Yến (Cần Thơ).

Mua đất đứng tên sổ đỏ một mình trong thời kỳ hôn nhân có được xem là tài sản chung không?

Tải về Tổng hợp trọn bộ các văn bản hiện hành về Luật Đất đai mới nhất

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, về nguyên tắc chung, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng (trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng).

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Bên cạnh đó, điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có giải thích:

3. Tài sản chung của vợ chồng (Điều 27).
...
b. Khoản 2 Điều 27 quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng".
Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...). Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng”.

Như vậy, trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng thì được xác định như sau:

- Nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng;

- Nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Cho nên, trường hợp sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân và không có tài liệu chứng minh là tài sản riêng thì vẫn được xác định là tài sản chung.

Vợ có được tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu sổ đỏ chỉ đứng tên một mình người vợ hay không?

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Theo khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc định đoạt tài sản chung như sau:

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
...
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Như vậy, người vợ không được tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác mà phải có sự đồng ý bằng văn bản của của người chồng.

Nếu là tài sản chung mà vợ tự ý chuyển nhượng cho người khác mà không có sự đồng ý của người chồng dù sổ đỏ đứng tên vợ thì người chồng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.

sang tên sổ đỏ

Vợ có được tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu sổ đỏ chỉ đứng tên một mình người vợ hay không? (Hình từ Internet)

Chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu đủ các điều kiện như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu đủ các điều kiện sau:

Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất Tải về quy định liên quan đến Chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tổ chức kinh tế cần điều kiện gì để được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số thiếu đất nông nghiệp được Nhà nước giao đất mà chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Từ 1/7/2025 chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chịu thuế GTGT không? Phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2025 bao nhiêu?
Pháp luật
Người sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình không?
Pháp luật
Người sử dụng đất có phải đăng ký biến động khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không?
Pháp luật
Mức xử phạt đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở chưa có nhà ở?
Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu công nhận hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không công chứng, chứng thực mới nhất?
Pháp luật
Có được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần đất đang làm thủ tục sang tên không?
Pháp luật
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ được chứng thực tại UBND xã mà không công chứng thì có hiệu lực hay không?
Pháp luật
Trích đo địa chính thửa đất là gì? Tờ trích đo địa chính thửa đất khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có giá trị không?
Pháp luật
Không phải nông dân có được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
5,570 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào