Vợ đánh chồng nhập viện do bị bạo lực gia đình có được xem là hành vi phòng vệ chính đáng vượt quá giới hạn hay không?
- Vợ đánh chồng nhập viện do bị bạo lực gia đình có được xem là hành vi phòng vệ chính đáng vượt quá giới hạn hay không?
- Vợ đánh chồng nhập viện do bị bạo lực gia đình thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
- Trường hợp vợ đánh chồng nhập viện do bị bạo lực gia đình dẫn đến thương tật nặng thì có được xem là vô ý phạm tội không?
Vợ đánh chồng nhập viện do bị bạo lực gia đình có được xem là hành vi phòng vệ chính đáng vượt quá giới hạn hay không?
Các hành vi bạo lực gia đình được quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
...
Theo đó, đối với hành vi say xỉn đánh đập vợ của người chồng sẽ được xem là hành vi bạo lực gia đình.
Để làm rõ hành vi chống trả của người vợ khiến chồng nhập viện thì cần phải xem xét quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Như quy định vừa nêu thì phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Theo đó, việc người vợ đánh trả lại chồng do bị chồng đánh đập quá mức trong thời gian dài được xem là hành vi phòng vệ chính đáng nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe của mình.
Việc người vợ đánh trả khiến chồng nhập viện nằm mê man có thể được xem là hành vi phòng vệ chính đáng vượt quá giới hạn cần thiết.
Tuy nhiên xét về tình trạng của người vợ đang bị chồng đánh đập, tình trạng tâm lý của người vợ có thể sẽ không được ổn định dẫn đến việc khó kiểm soát được hành vi mình làm nên việc người vợ đánh chồng khiến chồng nhập viện có thể được xem xét lại.
Vì vậy, việc ra quyết định cuối cùng về việc người vợ có phòng vệ chính đáng vượt quá giới hạn hay không cần có sự xem xét từ chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan có thẩm quyền.
Vợ đánh chồng nhập viện do bị bạo lực gia đình có được xem là hành vi phòng vệ chính đáng vượt quá giới hạn hay không? (Hình từ Internet)
Vợ đánh chồng nhập viện do bị bạo lực gia đình thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Theo quy định thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ bị bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Tuy nhiên, chỉ dựa trên nội dung mà chị trình bày thì vẫn chưa rõ tỷ lệ tổn thương cơ thể của người chồng ra sao.
Nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể của người chồng trên 31% thì có thể người vợ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Và ngược lại, nếu hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể của người chồng dưới 31% thì chưa đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vợ về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Trường hợp vợ đánh chồng nhập viện do bị bạo lực gia đình dẫn đến thương tật nặng thì có được xem là vô ý phạm tội không?
Căn cứ Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về việc vô ý phạm tội như sau:
Vô ý phạm tội
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Theo đó, nếu người vợ tuy thấy trước hành vi đánh trả của mình có thể gây ra hậu quả đối với chồng nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc không thấy hậu quả do việc đánh trả mình gây ra mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó thì được xem là vô ý phạm tội.
Trường hợp người vợ nhận thức rõ được việc mình làm chắc chắn gây nguy hại tới người chồng nhưng vẫn làm thì được xem là cố ý phạm tội.
Nhưng như đã nói ở trên việc người vợ đánh trả trong lúc bị người chồng đánh đập còn cần phải xét đến yếu tố tinh thần của người vợ. Do đó, việc xét người vợ vô ý hay cố y phạm tội sẽ cần đến khả năng chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?