Vợ đi ngoại tình với người khác thì chồng được yêu cầu ly hôn và giành quyền nuôi con hay không?
Vợ đi ngoại tình với người khác thì chồng được yêu cầu ly hôn không?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Việc vợ đi ngoại tình với người khác thì chồng được yêu cầu ly hôn không, theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo quy định trên, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Tuy nhiên người chồng sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Do đó, khi vợ đi ngoại tình với người khác chồng có thể yêu cầu ly hôn, trừ trường hợp người vợ này đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Vợ đi ngoại tình với người khác thì chồng được yêu cầu ly hôn và giành quyền nuôi con hay không? (Hình từ Internet)
Ly hôn do vợ đi ngoại tình với người khác thì chồng có giành được quyền nuôi con không?
Việc chồng có giành được quyền nuôi con khi ly hôn do vợ đi ngoại tình với người khác không, theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo đó, khi vợ chồng ly hôn do vợ đi ngoại tình với người khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Hành vi ngoại tình của người vợ dẫn tới việc ly hôn có thể là một căn cứ để Tòa án xem xét về nhân cách đạo đức của người đó. Tuy nhiên, cũng phải hiểu rằng đây chỉ là một trong những yếu tố rất nhỏ ảnh hưởng đến quyết định về người trực tiếp nuôi con của Tòa án.
Lưu ý: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Chồng đánh đập vợ do vợ đi ngoại tình với người khác thì có vi phạm pháp luật?
Theo Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
Theo đó, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Mặc dù việc người vợ đi ngoại tình với người khác đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hôn nhân, nhưng không thể vì nguyên nhân này mà người chồng được phép đánh đập vợ.
Hành vi đánh đập này được xem là hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022. Do đó, việc người chồng đánh đập vợ do vợ ngoại tình bị xem hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?