Vỡ nợ vì cá độ bóng đá euro thì người thân có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho người chơi hay không?
Con vỡ nợ vì cá độ bóng đá euro thì cha mẹ có phải trả nợ thay hay không?
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Theo quy định trên thì người đã từ đủ 15 tuổi trở lên là người có có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình gây nên.
Nêu con cái từ đủ 15 tuổi có hành vi vay tiền để cá độ bóng đá dẫn tới vỡ nợ hoặc lấy tiền của mình để cá độ bóng đá dẫ tới vỡ nợ thì cha mẹ không có nghĩa vụ phải trả nợ thay.
Việc trả nợ thay chỉ được thực hiện khi cha mẹ tự nguyện trả nợ thay cho con.
Trường hợp chủ nợ cưỡng ép phía gia đình trả nợ thì gia đình có thể trình báo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Vỡ nợ vì cá độ bóng đá euro thì người thân có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho người chơi hay không? (Hình từ Internet)
Chồng vỡ nợ vì cá độ bóng đá euro thì vợ có phải trả thay hay không?
Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Bên cạnh đó, tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau:
Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Từ những quy định trên thì có thể hiểu, việc người chồng cá độ bóng đá euro dẫn đến vỡ nợ là hành vi đánh bạc trái phép, là hành vi vi phạm pháp luật. Việc trả nợ được xem là khoản nợ riêng (nghĩa vụ riêng) của người chồng.
Trong trường hợp này phía người vợ không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho người chồng của mình.
Chơi cá độ bóng đá euro thì có thể bị đi tù bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Căn cứ theo quy định trên thì người chơi cá độ bóng đá euro có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trường hợp nặng nhất, người chơi cá độ bóng đá euro có thể bị phạt tới 07 năm tù giam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?