Voi châu Á có phải thú rừng quý hiếm không? Săn thú rừng quý hiếm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tôi có câu hỏi là Voi châu Á có phải thú rừng quý hiếm không? Săn thú rừng quý hiếm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Bình Dương.

Voi châu Á có phải thú rừng quý hiếm không?

Voi châu Á có phải thú rừng quý hiếm không, thì theo quy định tại STT 54 IB Phụ lục I Nghị định 06/2019/NĐ-CP, khoản 22 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP như sau:

voi châu á

Theo quy định trên thì voi châu Á là thú rừng quý hiếm thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

voi châu á

Voi châu Á có phải thú rừng quý hiếm không? Săn thú rừng quý hiếm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)

Săn thú rừng quý hiếm trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Săn thú rừng quý hiếm trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, thì theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a và điểm b khoản 64 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật quy định tại điểm a khoản này; ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,05 kilôgam đến dưới 01 kilôgam;
c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác;
d) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 03 đến 07 bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của động vật lớp thú, của 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác thuộc loài động vật quy định tại điểm c khoản này;
đ) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của các động vật có số lượng dưới mức tối thiểu của các điểm b, c và d khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
c) Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ;
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
c) Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hổ trở lên;
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Theo quy định trên thì săn thú rừng (voi châu Á) trái phép có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm (phụ thuộc vào người săn bao nhiêu cá thể).

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu là pháp nhân thương mại thì có thể bị 5.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm (phụ thuộc trường hợp săn bao nhiêu cá thể).

Ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Người săn thú rừng quý hiếm trái phép nhưng ăn năn hối cải thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Người săn thú rừng quý hiếm trái phép nhưng ăn năn hối cải thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không, thì theo quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
...

Như vậy, người săn thú rừng quý hiếm trái phép nhưng ăn năn hối cải thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp bị kết tội về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm như phân tích trên.

Động vật quý hiếm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi livestream giết động vật quý hiếm và ăn óc sống sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Rùa núi vàng có quý hiếm không? Rùa núi vàng có bị cấm nuôi không? Rùa núi vàng có được nuôi trong nhà không?
Pháp luật
Vích là con gì? Tại sao buôn bán trái phép trứng Vích lại có thể bị phạt tiền đến 500.000.000 đồng?
Pháp luật
Sếu đầu đỏ là con gì? Tên khoa học của Sếu đầu đỏ là gì? Săn bắt một cá thể Sếu đầu đỏ có bị phạt tù không?
Pháp luật
Voọc Cát Bà có phải động vật quý hiếm hay không? Săn bắt, buôn bán trái phép Voọc Cát Bà sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?
Pháp luật
Người mua bán một cá thể rắn hổ mang chúa thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Voi châu Á có phải thú rừng quý hiếm không? Săn thú rừng quý hiếm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Có được nuôi rùa vàng làm cảnh không vì mục đích thương mại hay không? Nuôi rùa vàng thuộc nhóm IIB Phụ lục II CITES phải đăng ký như thế nào?
Pháp luật
Pháp nhân thương mại buôn bán bộ phận cơ thể động vật quý hiếm thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự quy định ra sao?
Pháp luật
Cá chiên bạc có thuộc danh mục các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không? Ngư dân tổ chức đánh bắt trái phép cá chiên bạc thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Động vật quý hiếm
982 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Động vật quý hiếm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Động vật quý hiếm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào