Với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt, thí sinh sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị có thể bị trừ điểm trong trường hợp nào?
- Khi sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt đô thị, với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt thí sinh phải làm gì?
- Điểm sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt tối đa bao nhiêu?
- Với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt, thí sinh sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt đô thị có thể bị trừ điểm trong trường hợp nào?
Khi sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt đô thị, với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt thí sinh phải làm gì?
Khi sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt đô thị, với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt thí sinh phải làm theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Nội dung sát hạch
...
2. Kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt: Tiến hành đo cự ly bằng mắt ở cự ly trung bình (từ 100 ÷ 300 mét) và cự ly dài (từ 301 ÷ 600 mét), mỗi cự ly 01 lần.
...
Như vậy, khi sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt đô thị, với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt thí sinh phải tiến hành đo cự ly bằng mắt ở cự ly trung bình (từ 100 ÷ 300 mét) và cự ly dài (từ 301 ÷ 600 mét), mỗi cự ly 01 lần.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 64 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về nội dung sát hạch như sau:
Nội dung sát hạch
1. Công tác chuẩn bị, báo cáo, hô đáp và xác nhận tín hiệu: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ, giấy tờ cần thiết và báo cáo, hô đáp xác nhận tín hiệu theo quy định.
2. Kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt:Tiến hành đo cự ly bằng mắt ở cự ly trung bình (từ 100 ÷ 300 mét) và cự ly dài (từ 301 ÷ 600 mét), mỗi cự ly 01 lần. Nội dung này được thực hiện trên tuyến thử tàu tại depot.
3. Kỹ năng dừng tàu: Thí sinh phải dừng tàu 10 lần. Vị trí dừng tàu được xác định bằng mốc dừng tàu chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép như sau:
a) Đối với ga không có cửa chắn ke ga là ± 1,0 mét;
b) Đối với ga có cửa chắn ke ga là: ± 0,5 mét.
4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng tốc độ quy định và cảnh báo hiện hành.
5. Kỹ năng điều khiển thiết bị phanh hãm tự động: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, dừng tàu êm dịu.
Nội dung sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị theo quy định cụ thể trên. Trong đó, với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt: Thí sinh tiến hành đo cự ly bằng mắt ở cự ly trung bình (từ 100 ÷ 300 mét) và cự ly dài (từ 301 ÷ 600 mét), mỗi cự ly 01 lần. Nội dung này được thực hiện trên tuyến thử tàu tại depot.
Sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt đô thị (Hình từ Internet)
Điểm sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt tối đa bao nhiêu?
Điểm sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt có điểm tối đa được quy định tại Điều 61 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Điểm sát hạch
Điểm sát hạch thực hành lái tàu được quy định tối đa là 100 điểm cho mỗi nội dung quy định tại Điều 61 của Thông tư này.
Như vậy, điểm sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt tối đa là 100 điểm cho mỗi nội dung quy định tại Điều 61 của Thông tư này.
Trước đây, căn cứ theo Điều 65 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về điểm sát hạch như sau:
Điểm sát hạch
Điểm sát hạch thực hành lái tàu được quy định tối đa là 100 điểm cho mỗi nội dung quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 64 Thông tư này.
Theo quy định trên, điểm sát hạch thực hành lái tàu cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị tối đa với nội dung kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt là 100 điểm.
Với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt, thí sinh sát hạch thực hành lái tàu trên đường sắt đô thị có thể bị trừ điểm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về trừ điểm khi vi phạm như sau:
Trừ điểm khi vi phạm
Thí sinh bị trừ điểm trong các trường hợp sau:
1. Công tác chuẩn bị, báo cáo, hô đáp và xác nhận tín hiệu:
a) Công tác chuẩn bị: Sau khi kiểm tra vẫn để thiếu dụng cụ hoặc các loại giấy tờ cần thiết phục vụ chạy tàu, mỗi loại thiếu trừ 01 điểm;
b) Báo cáo, hô đáp và xác nhận tín hiệu: Yêu cầu hô đáp đúng quy định của quy tắc vận hành tàu đường sắt đô thị, mỗi lần không thực hiện trừ 05 điểm. Trường hợp không xác nhận tín hiệu thì dừng sát hạch.
2. Kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt: Sai số giữa cự ly đo bằng mắt và cự ly thật nhỏ hơn hoặc bằng 10 mét không trừ điểm. Đối với cự ly trung bình, cứ mỗi 10 mét vượt quá sai số cho phép trừ 05 điểm. Đối với cự ly dài, cứ mỗi 10 mét vượt quá sai số cho phép trừ 03 điểm.
...
Theo đó, với kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt, thí sinh có thể bị trừ điểm trong các trường hợp sau:
- Sai số giữa cự ly đo bằng mắt và cự ly thật nhỏ hơn hoặc bằng 10 mét không trừ điểm.
- Đối với cự ly trung bình, cứ mỗi 10 mét vượt quá sai số cho phép trừ 05 điểm.
- Đối với cự ly dài, cứ mỗi 10 mét vượt quá sai số cho phép trừ 03 điểm.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?