Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là gì? Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại có thể được tăng từ nguồn nào?
Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là gì?
Theo Điều 19 Thông tư 34/2024/TT-NHNN quy định về vốn điều lệ, vốn được cấp như sau:
Vốn điều lệ, vốn được cấp
1. Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại:
a) Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là tổng số tiền do chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn đã góp; là tổng mệnh giá cổ phần của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần đã bán cho cổ đông;
...
Như vậy, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là tổng số tiền do chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn đã góp hoặc là tổng mệnh giá cổ phần của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần đã bán cho cổ đông.
Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là gì? Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại có thể được tăng từ nguồn nào? (hình từ internet)
Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại có thể được tăng từ nguồn nào?
Theo Điều 19 Thông tư 34/2024/TT-NHNN quy định về vốn điều lệ, vốn được cấp như sau:
Vốn điều lệ, vốn được cấp
1. Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại:
...
b) Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại có thể được tăng từ các nguồn sau:
(i) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Chào bán cổ phiếu ra công chúng, chào bán cổ phiếu riêng lẻ;
(iii) Chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;
(iv) Vốn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm, vốn góp thêm của thành viên góp vốn mới;
(v) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là số tiền do ngân hàng nước ngoài đã cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được ghi trong Giấy phép;
b) Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể được tăng từ các nguồn sau:
(i) Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối;
(ii) Vốn do ngân hàng mẹ cấp thêm;
(iii) Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại có thể được tăng từ các nguồn sau:
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Chào bán cổ phiếu ra công chúng, chào bán cổ phiếu riêng lẻ;
- Chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;
- Vốn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm, vốn góp thêm của thành viên góp vốn mới
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng thương mại được thực hiện những hoạt động ngân hàng nào?
Theo Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định thì ngân hàng thương mại được thực hiện những hoạt động ngân hàng sau:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi.
- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
+ Cho vay;
+ Chiết khấu, tái chiết khấu;
+ Bảo lãnh ngân hàng;
+ Phát hành thẻ tín dụng;
+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
+ Thư tín dụng;
+ Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản sau đây:
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 114 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
- Dịch vụ quản lý tiền mặt; dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;
- Cung ứng các dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán khác không qua tài khoản;
- Mua, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu doanh nghiệp; mua, bán giấy tờ có giá khác, trừ mua, bán giấy tờ có giá quy định tại điểm a khoản 2 Điều 114 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Dịch vụ môi giới tiền tệ;
- Kinh doanh vàng;
- Dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán, thư tín dụng;
- Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của pháp luật có liên quan:
- Mua, bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
- Phát hành trái phiếu;
- Lưu ký chứng khoán;
- Nghiệp vụ ngân hàng giám sát;
- Đại lý quản lý tài sản bảo đảm cho bên cho vay là tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Lưu ý: Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng ngoài các hoạt động trên theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?