Vốn điều lệ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông khi mới thành lập là bao nhiêu?
- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có được mở tài khoản tại các Ngân hàng trong nước không?
- Vốn điều lệ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông khi mới thành lập là bao nhiêu?
- Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ không?
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có được mở tài khoản tại các Ngân hàng trong nước không?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2005/QĐ-BBCVT quy định về địa vị pháp lý của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam như sau:
Địa vị pháp lý.
1- Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Bộ Bưu chính Viễn thông.
2- Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu để giao dịch.
3- Quỹ có vốn điều lệ và bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các Ngân hàng trong nước.
4- Trụ sở chính của Quỹ đặt tại Thành phố Hà Nội và các Chi nhánh tại một số khu vực trong nước.
Như vậy, theo quy định trên thì Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các Ngân hàng trong nước.
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có được mở tài khoản tại các Ngân hàng trong nước không?(Hình từ Internet)
Vốn điều lệ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông khi mới thành lập là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2005/QĐ-BBCVT quy định về nguồn vốn của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam như sau:
Nguồn vốn.
Vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ các nguồn sau:
1- Vốn điều lệ của Quỹ khi mới thành lập là 500 tỷ đồng (năm trăm tỷ đồng), được hình thành và bao gồm từ các nguồn sau:
1.1- Ngân sách nhà nước cấp 200 tỷ đồng (hai trăm tỷ đồng) trong hai năm kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động.
1.2- Bổ sung 300 tỷ đồng (ba trăm tỷ đồng) từ các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quyết định 191/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong 3 năm kể từ khi Quỹ đi vào hoạt động.
2- Các nguồn vốn khác:
2.1- Các khoản đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp viễn thông theo quy định.
2.2- Các nguồn vốn khác để thực hiện các chương trình, dự án về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích do nhà nước giao.
2.3- Các khoản viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ phát triển và cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam.
2.4- Các khoản vốn hợp pháp khác.
Như vậy, theo quy định trên thì vốn điều lệ của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông khi mới thành lập là 500 tỷ đồng (năm trăm tỷ đồng).
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam có được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ không?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 07/2005/QĐ-BBCVT quy định về hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam như sau:
Hoạt động của Quỹ.
1- Phạm vi và đối tượng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích do quỹ tài trợ quy định tại Điều 5 Quyết định 191/2004/QĐ-TTg ngày 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của Bộ Bưu chính Viễn thông.
2- Hỗ trợ các đối tượng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích bằng các hình thức sau:
2.1- Hỗ trợ chi phí phát triển dịch vụ viễn thông công ích.
2.2- Hỗ trợ chi phí duy trì việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
2.3- Cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp viễn thông và Internet thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng hạ tầng viễn thông, Internet và các cơ sở vật chất khác phục vụ việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
3- Sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi không có nguồn gốc ngân sách để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật; việc mua trái phiếu Chính phủ, Quỹ phải xây dựng đề án trình Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông và thực hiện sau khi được phê duyệt.
Như vậy, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi không có nguồn gốc ngân sách để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Khi sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi không có nguồn gốc ngân sách để mua trái phiếu Chính phủ, Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam phải xây dựng đề án trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và thực hiện sau khi được phê duyệt.
Lưu ý: Bộ Bưu chính Viễn thông được nhắc đến trong Quyết định 07/2005/QĐ-BBCVT hiện nay đã đổi tên thành Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?