Vốn hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những gì? Mục tiêu và chức năng hoạt động của SGDCK?
Vốn hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những gì?
Vốn hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 3 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được ban hành kèm theo Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Vốn điều lệ và vốn hoạt động
1. Vốn điều lệ: hai nghìn (2.000) tỷ đồng, bao gồm:
a) Vốn ngân sách nhà nước cấp cho Trung tâm Giao dịch chứng khoán chuyển giao sang Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm chuyển giao;
b) Vốn bổ sung của Nhà nước trong quá trình hoạt động;
c) Vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Vốn hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán bao gồm: vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp, vốn huy động và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì vốn hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
- Vốn huy động;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Vốn hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những gì? Mục tiêu và chức năng hoạt động của SGDCK? (Hình từ Internet)
Mục tiêu và chức năng hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Mục tiêu và chức năng hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được ban hành kèm theo Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
(1) Mục tiêu hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Sở Giao dịch Chứng khoán):
- Đảm bảo hoạt động giao dịch chứng khoán được thực hiện công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
(2) Chức năng của Sở Giao dịch Chứng khoán:
- Tổ chức hoạt động niêm yết, giao dịch chứng khoán, đấu giá chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân công của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết và hoạt động giao dịch của nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Giải quyết hoặc làm đầu mối giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch thông qua thương lượng, hòa giải khi có yêu cầu của thành viên giao dịch.
- Hỗ trợ phát triển thị trường thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin, đào tạo, tuyên truyền và phổ biến kiến thức.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được cầm cố tài sản khi nào?
Quyền hạn của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đối với vốn, tài sản và quản lý tài chính được quy định tại khoản 1 Điều 8 Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2017, cụ thể như sau:
Quyền hạn của Sở Giao dịch Chứng khoán
1. Quyền hạn của Sở Giao dịch Chứng khoán đối với vốn, tài sản và quản lý tài chính:
a) Sử dụng vốn chủ sở hữu để phục vụ cho các nhiệm vụ được giao.
b) Quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực khác được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao để thực hiện các nhiệm vụ theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
c) Huy động vốn theo quy định của pháp luật để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thị trường chứng khoán. Việc huy động vốn phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận về chủ trương theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn huy động và không được làm thay đổi hình thức sở hữu của Sở Giao dịch Chứng khoán.
d) Đầu tư, góp vốn với các tổ chức kinh tế khác để cung cấp các dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và dịch vụ cung cấp thông tin trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở Giao dịch Chứng khoán nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán sau khi được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận về chủ trương.
đ) Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
e) Nghiên cứu, đề xuất với cơ quan đại diện chủ sở hữu về các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động quản lý tài chính, quản lý vốn và tài sản của Sở Giao dịch Chứng khoán.
...
Như vậy, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được cầm cố tài sản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn bản chuyên ngành là gì? Ai quy định việc cấp số văn bản chuyên ngành theo quy định Nghị định 30?
- Hồ sơ thiết kế xây dựng có bao gồm tài liệu khảo sát xây dựng? Công tác thiết kế xây dựng được quản lý như thế nào?
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty tài chính được thụ lý khi nào theo quy định pháp luật?
- Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý bao gồm những gì?
- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế phải thông báo cho cơ quan thuế trong bao lâu từ khi thay đổi thông tin đăng ký thuế?