Vụ Chính quyền địa phương của Bộ Nội vụ có nhiệm vụ gì trong công tác địa giới hành chính và đô thị?
Vụ Chính quyền địa phương của Bộ Nội vụ làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Quyết định 68/QĐ-BNV năm 2016 quy định về tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Chính quyền địa phương như sau:
Tổ chức và chế độ làm việc
...
4. Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Vụ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về thực hiện những nhiệm vụ đó.
5. Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng; trong trường hợp lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng, chuyên viên thì Phó Vụ trưởng, chuyên viên có trách nhiệm thi hành ý kiến của lãnh đạo Bộ và sau đó báo cáo lại Vụ trưởng.
Như vậy, theo quy định thì Vụ Chính quyền địa phương của Bộ Nội vụ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng.
Trong trường hợp lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng, chuyên viên thì Phó Vụ trưởng, chuyên viên có trách nhiệm thi hành ý kiến của lãnh đạo Bộ và sau đó báo cáo lại Vụ trưởng.
Vụ Chính quyền địa phương của Bộ Nội vụ làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Vụ Chính quyền địa phương của Bộ Nội vụ có nhiệm vụ gì trong công tác địa giới hành chính và đô thị?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 68/QĐ-BNV năm 2016 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Chính quyền địa phương như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ Chính quyền địa phương tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
2. Về công tác địa giới hành chính và đô thị:
a) Xây dựng các văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục về điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập mới, đổi tên, phân loại đơn vị hành chính các cấp để Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Xây dựng các đề án, văn bản về đặt tên, sửa đổi, bổ sung tên gọi các đối tượng địa lý trên đất liền và trên biển để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền:
- Phương án giải quyết địa giới hành chính cấp tỉnh khi còn có ý kiến khác nhau;
- Điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thành lập mới, đổi tên, sáp nhập, chia tách hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Thành lập mới thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;
- Thành lập mới, điều chỉnh địa giới hành chính, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Bộ trưởng xem xét, quyết định:
- Đưa vào quản lý, sử dụng và lưu trữ bản đồ địa giới hành chính các cấp do địa phương lập sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về thành lập mới, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính;
- Phân loại đơn vị hành chính cấp huyện.
e) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp xã;
g) Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác địa giới hành chính và đô thị.
...
Như vậy, về công tác địa giới hành chính và đô thị thì Vụ Chính quyền địa phương có những nhiệm vụ sau:
(1) Xây dựng các văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục về điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập mới, đổi tên, phân loại đơn vị hành chính các cấp để Bộ trưởng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền;
(2) Xây dựng các đề án, văn bản về đặt tên, sửa đổi, bổ sung tên gọi các đối tượng địa lý trên đất liền và trên biển để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền quyết định;
(3) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Bộ trưởng trình Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền:
- Phương án giải quyết địa giới hành chính cấp tỉnh khi còn có ý kiến khác nhau;
- Điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thành lập mới, đổi tên, sáp nhập, chia tách hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Thành lập mới thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn;
- Thành lập mới, điều chỉnh địa giới hành chính, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã;
(4) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh;
(5) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Bộ trưởng xem xét, quyết định:
- Đưa vào quản lý, sử dụng và lưu trữ bản đồ địa giới hành chính các cấp do địa phương lập sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về thành lập mới, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính;
- Phân loại đơn vị hành chính cấp huyện.
(6) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp xã;
(7) Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác địa giới hành chính và đô thị.
Khi Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương vắng mặt thì ai được ủy quyền thay Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quyết định 68/QĐ-BNV năm 2016 quy định về tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Chính quyền địa phương như sau:
Tổ chức và chế độ làm việc
...
3. Phó Vụ trưởng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và giúp Vụ trưởng phụ trách một hoặc một số mặt công tác theo phân công của Vụ trưởng; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Khi Vụ trưởng vắng mặt, một Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng ủy quyền bằng văn bản để quản lý, điều hành hoạt động của Vụ trong thời gian Vụ trưởng vắng mặt.
4. Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Vụ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về thực hiện những nhiệm vụ đó.
5. Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với chế độ thủ trưởng; trong trường hợp lãnh đạo Bộ làm việc trực tiếp với Phó Vụ trưởng, chuyên viên thì Phó Vụ trưởng, chuyên viên có trách nhiệm thi hành ý kiến của lãnh đạo Bộ và sau đó báo cáo lại Vụ trưởng.
Như vậy, theo quy định thì khi Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương vắng mặt, một Phó Vụ trưởng sẽ được Vụ trưởng ủy quyền bằng văn bản để quản lý, điều hành hoạt động của Vụ trong thời gian Vụ trưởng vắng mặt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?