Vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định pháp luật được hình thành từ những nguồn nào?
- Vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định pháp luật được hình thành từ những nguồn nào?
- Cục Điều tra chống buôn lậu được trang bị những loại vũ khí, công cụ hỗ trợ nào trong ngành Hải quan?
- Đối tượng được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để làm nhiệm vụ có được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ về nhà riêng không?
Vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định pháp luật được hình thành từ những nguồn nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, chất ma túy qua biên giới, đảm bảo an ninh biên giới, an ninh quốc gia và nhiệm vụ bảo vệ cơ quan trừ các trường hợp sau:
a) Quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của các Ban, Đội dân quân tự vệ: thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng.
b) Quản lý, sử dụng động vật nghiệp vụ: thực hiện theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định về trang bị, quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ của ngành Hải quan.
2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi điều chỉnh tại Quy chế này được hình thành từ các nguồn sau:
a) Mua sắm từ nguồn kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan.
b) Mua sắm từ các nguồn kinh phí khác: nguồn vốn viện trợ, vốn vay....
c) Được cấp bằng hiện vật.
Như vậy, theo quy định thì vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan được hình thành từ các nguồn sau:
(1) Mua sắm từ nguồn kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan.
(2) Mua sắm từ các nguồn kinh phí khác: nguồn vốn viện trợ, vốn vay....
(3) Được cấp bằng hiện vật.
Vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan theo quy định pháp luật được hình thành từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Cục Điều tra chống buôn lậu được trang bị những loại vũ khí, công cụ hỗ trợ nào trong ngành Hải quan?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về đối tượng, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị như sau:
Đối tượng, loại vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị
1. Cục Điều tra chống buôn lậu, lực lượng điều tra chống buôn lậu, Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực thi nhiệm vụ, trong đó:
a) Vũ khí quân dụng gồm: súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại súng này.
b) Vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
c) Công cụ hỗ trợ gồm: Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh.
2. Lực lượng bảo vệ cơ quan được trang bị các loại công cụ hỗ trợ gồm: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao.
3. Các đơn vị Hải quan được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã mất tính năng, tác dụng để trưng bày.
4. Trường hợp cần thiết phải trang bị loại vũ khí quân dụng ngoài quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này hoặc loại công cụ hỗ trợ khác ngoài quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này, các đơn vị báo cáo cụ thể để Tổng cục Hải quan xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Như vậy, Cục Điều tra chống buôn lậu được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực thi nhiệm vụ, gồm có:
(1) Vũ khí quân dụng gồm: súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại súng này.
(2) Vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
(3) Công cụ hỗ trợ gồm:
- Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới;
- Súng phóng dây mồi;
- Súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
- Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
- Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
- Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại;
- Khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai;
- Áo giáp;
- Găng tay điện, găng tay bắt dao;
- Lá chắn, mũ chống đạn;
- Thiết bị áp chế bằng âm thanh.
Đối tượng được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để làm nhiệm vụ có được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ về nhà riêng không?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 498/QĐ-TCHQ năm 2019 quy định về các hành vi bị cấm như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ không đúng đối tượng, không đúng chủng loại theo quy định; tự ý trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ không đúng quy định, sai mục đích. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Không giao trả vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cơ quan sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ. Mang vũ khí, công cụ hỗ trợ về nhà riêng (trừ trường hợp đặc biệt do yêu cầu công tác phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị. Trường hợp khẩn cấp, thủ trưởng đơn vị chỉ đạo trực tiếp hoặc qua điện thoại nhưng phải bổ sung bằng văn bản sau).
4. Chiếm giữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ là tang vật của tổ chức, cá nhân mang trái phép vào Việt Nam do cơ quan, đơn vị Hải quan phát hiện, thu hồi được khi thi hành công vụ.
...
Như vậy, theo quy định thì đối tượng được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để làm nhiệm vụ không được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ về nhà riêng.
Trừ trường hợp đặc biệt do yêu cầu công tác phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị.
Trường hợp khẩn cấp, thủ trưởng đơn vị chỉ đạo trực tiếp hoặc qua điện thoại nhưng phải bổ sung bằng văn bản sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?