Vũ khí được đưa vào dự trữ nhà nước phải thực hiện bảo quản thường xuyên và bảo quản định kỳ như thế nào?
Vũ khí được đưa vào dự trữ nhà nước phải thực hiện bảo quản thường xuyên như thế nào?
Tại tiết 3.1.2 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA quy định về bảo quản thường xuyên chung đối với đối với vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đưa vào dự trữ nhà nước như sau:
"3. BẢO QUẢN
3.1. Bảo quản
...
3.1.2. Bảo quản thường xuyên
- Thường xuyên kiểm tra bao bì, bao kiện xem có bị mối xông, chuột cắn rách hay không. Nếu có các hiện tượng trên, phải được cách ly và xử lý ngay;
- Kiểm tra chất lượng bề mặt ngoài (bằng cảm quan) và phát hiện nếu có dấu hiệu ẩm mốc, đọng hơi nước, trầy xước trên bề mặt vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, hoen rỉ các linh kiện làm bằng kim loại, lão hóa các phụ kiện làm bằng cao su phải có biện pháp xử lý ngay.
Đối với nhà kho kín bảo quản thiết bị quang học, điện tử có yêu cầu bảo quản đặc biệt, thủ kho phải kiểm tra, duy trì nhiệt độ trong nhà kho bảo đảm từ 200 đến 250C, độ ẩm đạt 45% đến 85% và tránh các tác động của môi trường như: ánh sáng, mưa, nắng, gió, chuột, côn trùng. Nếu thấy có hiện tượng mất an toàn về hàng hóa phải có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.
..."
Ngoài tuân thủ quy định về bảo quản thường xuyên chung các loại như trên thì còn phải bảo đảm quy định về bảo quảng vũ khi dự trữ nhà nước thường xuyên được quy định tại tiết 3.1.2.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA như sau:
"3.1.2.1. Bảo quản thường xuyên vũ khí:
- Kiểm tra tình trạng cất giữ vũ khí trong kho. Nếu phát hiện bị nghiêng, đổ hoặc hòm, hộp, giá, tủ bị hỏng nhẹ thì sắp xếp hoặc kê lại các khối hàng bị nghiêng, các ụ kê bị lún và sửa chữa hòm, hộp, giá, tủ bị hư hỏng nhẹ;
- Lau hòm, hộp chứa đựng, bụi bẩn ẩm mốc, hoen gỉ trên bề mặt vũ khí;
- Kiểm tra hong phơi trang cụ, chi tiết bằng da, vải bạt;
- Theo dõi, duy trì nhiệt độ, độ ẩm trong kho cho phù hợp;
- Thông gió nhà kho, kiểm tra diệt mối, nấm mốc và các côn trùng có hại bảo đảm thông thoáng nhà kho.
- Định kỳ đảo hòm, hộp chứa đựng vũ khí trong kho mỗi năm một lần theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ giữa ra hai bên. Trường hợp hòm, hộp bị hư hỏng phải sửa chữa hoặc thay mới."
Vũ khí được đưa vào dự trữ nhà nước phải thực hiện bảo quản thường xuyên và bảo quản định kỳ như thế nào? (Hình từ Internet)
Vũ khí được đưa vào dự trữ nhà nước phải thực hiện bảo quản định kỳ như thế nào?
Tại tiết 3.1.3 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA quy định Vũ khí dự trữ nhà nước phải được bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ theo quy định sau:
* Bảo dưỡng kỹ thuật I:
- Chu kỳ bảo dưỡng:
+ Thực hiện bảo dưỡng định kỳ mỗi năm một lần đối với súng các loại
+ Thực hiện bảo dưỡng định kỳ 06 tháng/01 lần đối với khí tài các loại
- Nội dung bảo dưỡng:
Lau chùi, cạo rỉ các điểm bị hoen rỉ trên bề mặt các bộ phận, chi tiết, phủ lớp mỡ bổ sung; thấm và lau khô các vị trí bị ướt, ẩm mốc hoặc hấp hơi nước; tháo kính ngắm các loại (nếu có) cất giữ riêng.
* Bảo dưỡng kỹ thuật II:
- Chu kỳ bảo dưỡng:
+ Súng các loại, phụ tùng chi tiết thay thế 4 năm/01 lần
+ Kính ngắm quang học, kính ngắm hồng ngoại, khí tài các loại mỗi năm 01 lần
* Thực hiện đảo chuyển vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trong kho mỗi năm 01 lần;
Kỹ thuật đảo chuyển từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ giữa ra hai bên. Trường hợp hòm, hộp bị hư hỏng, phải sửa chữa hoặc thay mới.
* Sau khi bảo quản xong, thủ kho phải ghi chép vào phiếu theo dõi bảo quản bao gồm:
- Nội dung, chất lượng trước và sau khi bảo quản;
- Họ tên, địa chỉ người bảo quản;
- Thời gian tiến hành bảo quản;
- Lãnh đạo kho, thủ kho, cán bộ bảo quản ký tên.
Quy định về phòng chống cháy nổ trong công tác đưa vũ khí vào dự trữ quốc gia thế nào?
Tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2011/BCA có nêu về công tác phòng cháy chữa cháy như sau:
"3.2. Phòng, chống cháy nổ và an toàn lao động
3.2.1. Tổ chức tốt việc phòng, chống cháy nổ, bố trí người và phương tiện sẵn sàng chữa cháy trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt, khi sử dụng các hóa chất dễ cháy như: cồn, mỡ bảo quản hoặc các dung môi hòa tan dễ cháy, nếu có xảy ra cháy phải nhanh chóng dùng bình cứu hỏa hoặc cát, chăn lớn để dập đám cháy.
3.2.2. Cồn, mỡ bảo quản hoặc dung môi hòa tan dễ cháy khi bám vào người phải được rửa sạch bằng nước ấm và xà phòng. Người trực tiếp bảo quản phải có găng tay, khăn bịt mặt (mặt nạ phòng độc).
3.2.3. Toàn bộ hướng dẫn về công tác phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động, cách thức, phương pháp xử lý khi xảy ra sự cố phải được lập thành bảng và treo ở nơi dễ nhìn thấy."
Theo đó trong việc đưa vũ khí vào dự trữ nhà nước phải tuân thủ quy tắc phòng cháy chữa cháy như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?