Vụ trưởng Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước có quyền chủ trì các loại cuộc họp, hội nghị nào theo quy định?
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước có quyền chủ trì các loại cuộc họp, hội nghị nào theo quy định?
Theo khoản 1 Điều 17 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Các loại cuộc họp, hội nghị
1. Các cuộc họp do Vụ trưởng chủ trì gồm có:
a) Họp giao ban lãnh đạo Vụ Pháp chế;
b) Họp cán bộ chủ chốt, trưởng các đoàn thể tổ chức chính trị - xã hội;
c) Họp (hội nghị) triển khai nhiệm vụ công tác, sơ kết, tổng kết...;
d) Họp, làm việc với đại diện các Cơ quan liên quan theo ủy quyền của lãnh đạo Kiểm toán nhà nước;
đ) Các cuộc họp, làm việc khác do Vụ trưởng quyết định.
2. Vụ trưởng có thể ủy quyền cho Phó Vụ trưởng chủ trì các cuộc họp.
Theo quy định nêu trên thì Vụ trưởng Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước có quyền chủ trì các loại cuộc họp, hội nghị sau:
- Họp giao ban lãnh đạo Vụ Pháp chế;
- Họp cán bộ chủ chốt, trưởng các đoàn thể tổ chức chính trị - xã hội;
- Họp (hội nghị) triển khai nhiệm vụ công tác, sơ kết, tổng kết...;
- Họp, làm việc với đại diện các Cơ quan liên quan theo ủy quyền của lãnh đạo Kiểm toán nhà nước;
- Các cuộc họp, làm việc khác do Vụ trưởng Vụ Pháp chế quyết định.
Lưu ý: Vụ trưởng Vụ Pháp chế có thể ủy quyền cho Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế chủ trì các cuộc họp nêu trên.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước có quyền chủ trì các loại cuộc họp, hội nghị nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Các thành phần được triệu tập, cử đi họp có thể cử người khác đi họp thay mình hay không?
Theo khoản 1 Điều 20 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Tham dự, ghi biên bản và thông báo kết quả cuộc họp, hội nghị
1. Các thành phần được triệu tập, cử đi họp có trách nhiệm tham dự đầy đủ, đúng thời gian quy định; trường hợp vắng mặt hoặc cử người khác đi họp thay phải báo cáo và được sự đồng ý của Vụ trưởng.
2. Đối với cuộc họp giao ban lãnh đạo Vụ Pháp chế, Phòng Tổng hợp có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. Trong trường hợp cần thiết, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Vụ trưởng, Phòng Tổng hợp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết luận của Vụ trưởng tại các cuộc họp đến các Phòng chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày họp.
Phòng Tổng hợp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận của Vụ trưởng tại các cuộc họp.
3. Đối với các cuộc họp khác, Phòng được giao chủ trì chuẩn bị nội dung tổ chức ghi biên bản cuộc họp và thông báo kết quả cuộc họp.
Căn cứ trên quy định các thành phần được triệu tập, cử đi họp có trách nhiệm tham dự đầy đủ, đúng thời gian quy định; trường hợp vắng mặt hoặc cử người khác đi họp thay phải báo cáo và được sự đồng ý của Vụ trưởng.
Như vậy, các thành phần được triệu tập, cử đi họp có thể cử người khác đi họp thay mình nhưng phải báo cáo và được sự đồng ý của Vụ trưởng Vụ Pháp chế.
Việc cử đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế tham dự các cuộc họp do các đơn vị khác chủ trì như thế nào?
Theo Điều 19 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 quy định việc cử đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế tham dự các cuộc họp do các đơn vị khác chủ trì được thực hiện như sau:
- Vụ trưởng Vụ Pháp chế tham gia các phiên họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì; theo giấy triệu tập và các cuộc họp mời đích danh Vụ trưởng.
Trường hợp Vụ trưởng không tham dự được phải báo cáo lãnh đạo Kiểm toán nhà nước trước khi ủy quyền cho Phó Vụ trưởng đi họp thay.
- Đối với giấy mời đại diện Vụ Pháp chế dự họp, trường hợp Vụ trưởng không tham dự được, Vụ trưởng ủy quyền cho Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế hoặc công chức của Vụ tham dự họp.
- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế hoặc người được Vụ trưởng ủy quyền đại diện cho Vụ trưởng dự họp có trách nhiệm xin ý kiến chỉ đạo của Vụ trưởng về nội dung đại diện trước khi tham dự và báo cáo Vụ trưởng về nội dung, kết quả cuộc họp.
- Trưởng các Phòng liên quan có trách nhiệm tổ chức việc chuẩn bị nội dung, thu thập đầy đủ tài liệu để Vụ trưởng hoặc người được ủy quyền dự họp.
- Đối với giấy mời đại diện Vụ Pháp chế dự họp, trường hợp Vụ trưởng không tham dự được, Vụ trưởng ủy quyền cho Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế hoặc công chức của Vụ tham dự họp.
- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế hoặc người được Vụ trưởng ủy quyền đại diện cho Vụ trưởng dự họp có trách nhiệm xin ý kiến chỉ đạo của Vụ trưởng về nội dung đại diện trước khi tham dự và báo cáo Vụ trưởng về nội dung, kết quả cuộc họp.
- Trưởng các Phòng liên quan có trách nhiệm tổ chức việc chuẩn bị nội dung, thu thập đầy đủ tài liệu để Vụ trưởng hoặc người được ủy quyền dự họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức bên trong của pháp luật là gì? Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai?
- Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định như thế nào? Dựa vào lĩnh vực hoạt động hợp tác xã được phân loại như thế nào?
- Kho bảo thuế là kho chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan hay chưa? Địa bàn hoạt động hải quan có bao gồm kho bảo thuế?
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu công nghệ cao thế nào? Điều kiện chung thành lập khu công nghệ cao?
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng được pháp luật về xây dựng quy định như thế nào?