Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Nam Định được pháp luật quy định như thế nào?
Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Nam Định được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 43/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Các vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc
1. Vùng 1: Vùng hoa tiêu hoa hàng hải bắt buộc từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Nam Định:
Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và thành phố Hải Phòng.
...
Như vậy, vùng hoa tiêu hoa hàng hải bắt buộc từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Nam Định là từ các vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển trong vùng nước cảng biển thuộc địa phận các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và thành phố Hải Phòng.
Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được công bố trên nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 43/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Nguyên tắc xây dựng, công bố, giao vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc và tuyến dẫn tàu
1. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được xây dựng trên cơ sở phạm vi hoạt động, năng lực hoạt động của tổ chức hoa tiêu hàng hải, đặc thù vùng nước cảng biển trong đó có vùng đón trả hoa tiêu, mật độ tàu thuyền, điều kiện khí tượng thủy văn trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
2. Một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.
3. Việc công bố tuyến dẫn tàu, tổ chức giao vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc hoặc tuyến dẫn tàu cho tổ chức hoa tiêu hàng hải bảo đảm ổn định, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, không xáo trộn các tuyến dẫn tàu hiện có đã giao cho các tổ chức hoa tiêu hàng hải.
Theo đó, vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được công bố trên nguyên tắc sau:
- Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được xây dựng trên cơ sở phạm vi hoạt động, năng lực hoạt động của tổ chức hoa tiêu hàng hải, đặc thù vùng nước cảng biển trong đó có vùng đón trả hoa tiêu, mật độ tàu thuyền, điều kiện khí tượng thủy văn trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
- Một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.
- Việc công bố tuyến dẫn tàu, tổ chức giao vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc hoặc tuyến dẫn tàu cho tổ chức hoa tiêu hàng hải bảo đảm ổn định, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, không xáo trộn các tuyến dẫn tàu hiện có đã giao cho các tổ chức hoa tiêu hàng hải.
Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc (Hình từ Internet)
Quy chế phối hợp hoạt động dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc phải có những nội dung cơ bản nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 43/2018/TT-BGTVT quy định hoạt động liên quan đến dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc như sau:
Hoạt động liên quan đến dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc
...
2. Quy chế phối hợp hoạt động dịch vụ hoa tiêu hàng hải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Thông tin liên lạc của tổ chức hoa tiêu hàng hải phối hợp;
b) Kế hoạch dẫn tàu hàng ngày của tổ chức hoa tiêu hàng hải;
c) Việc phối hợp của các hoa tiêu hàng hải trong quá trình dẫn tàu, đặc biệt khi tàu hành trình qua luồng hẹp, khu quay trở, khu vực cấm tránh, vượt nhau, nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao;
d) Thông báo về tình hình dẫn tàu trong các trường hợp cần thiết như tai nạn, sự cố hoặc phát hiện chướng ngại vật nguy hiểm đến hoạt động hàng hải;
đ) Hỗ trợ bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu nếu một tổ chức hoa tiêu hàng hải không đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu trong một thời điểm nhất định; hoa tiêu được bố trí dẫn tàu phải có đủ điều kiện đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật;
e) Phân công bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu từ cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển khác trong vùng hoa tiêu bắt buộc;
g) Hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện;
h) Các nội dung khác (nếu có).
...
Theo đó, quy chế phối hợp hoạt động dịch vụ hoa tiêu hàng hải bao gồm các nội dung cơ bản nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?