Vùng nước cảng biển là gì? Lực lượng, phương tiện nào tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển?
Vùng nước cảng biển là gì?
Vùng nước cảng biển được giải thích theo khoản 10 Điều 3 Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm theo Quyết định 06/2014/QĐ-TTg quy định:
Vùng nước cảng biển là vùng nước thuộc quyền quản lý của Cảng vụ hàng hải được cơ quan có thẩm quyền công bố, bao gồm vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.
Theo đó, vùng nước cảng biển là vùng nước thuộc quyền quản lý của Cảng vụ hàng hải được cơ quan có thẩm quyền công bố, bao gồm vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.
Vùng nước cảng biển (Hình từ Internet)
Lực lượng, phương tiện nào tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển?
Lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển quy định tại Điều 5 Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm theo Quyết định 06/2014/QĐ-TTg như sau:
Lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển
1. Lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân.
2. Lực lượng, phương tiện thuộc quyền quản lý, sử dụng của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Ban quản lý cảng cá; lực lượng, phương tiện của Công an, Quân đội, của các tổ chức, cá nhân tại địa phương và của các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương.
3. Lực lượng, phương tiện khác hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển.
4. Lực lượng, phương tiện, thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, cấp cứu y tế và các bảo đảm khác cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.
5. Lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn của nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép.
Theo đó, lực lượng, phương tiện tham gia tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển bao gồm:
- Lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, các đơn vị tìm kiếm, cứu nạn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm thuộc các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân.
- Lực lượng, phương tiện thuộc quyền quản lý, sử dụng của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Ban quản lý cảng cá; lực lượng, phương tiện của Công an, Quân đội, của các tổ chức, cá nhân tại địa phương và của các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương.
- Lực lượng, phương tiện khác hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển.
- Lực lượng, phương tiện, thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, cấp cứu y tế và các bảo đảm khác cho hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.
- Lực lượng, phương tiện tìm kiếm, cứu nạn của nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép.
Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển tại Điều 4 Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm theo Quyết định 06/2014/QĐ-TTg cụ thể:
Nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển
1. Phối, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển; ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
2. Chủ động, sẵn sàng lực lượng cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ việc.
3. Đảm bảo thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn; ưu tiên tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu.
4. Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
5. Đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
Như vậy, phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng biển phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phối, kết hợp mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả của hoạt động tìm kiếm, vùng nước cảng biển; ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.
- Chủ động, sẵn sàng lực lượng cho hoạt động ứng phó theo từng khu vực, tính chất vụ việc.
- Đảm bảo thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn; ưu tiên tiếp nhận, xử lý thông tin tìm kiếm, cứu nạn; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu.
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, tàu thuyền hoạt động trên biển tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
- Đảm bảo an toàn cho người, tàu thuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?