Vùng sản xuất nguyên liệu đối với gia vị và rau thơm khô được quy định như thế nào? Kiểm soát mối nguy thực phẩm đối với gia vị và rau thơm khô được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi vùng sản xuất nguyên liệu đối với gia vị và rau thơm khô được quy định như thế nào? Kiểm soát mối nguy thực phẩm đối với gia vị và rau thơm khô được quy định ra sao? Nguyên liệu để sản xuất gia vị và rau thơm khô gồm những yêu cầu gì? Mong được giải đáp. Đây là câu hỏi của bạn Kim Hoàng đến từ Bến Tre.

Vùng sản xuất nguyên liệu đối với gia vị và rau thơm khô được quy định như thế nào?

Theo tiết 4.1.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12596:2018 quy định như sau:

Sản xuất ban đầu
4.1 Vệ sinh môi trường
Nguyên liệu để sản xuất gia vị và rau thơm khô phải được bảo vệ tránh nhiễm bẩn từ con người, động vật và chất thải. Phải có cảnh báo để đảm bảo các chất thải không nhiễm bẩn nguyên liệu và gây ra mối nguy đối với sức khỏe người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng.
4.1.1 Vùng sản xuất nguyên liệu
Có thể có các mối nguy cao gây nhiễm bẩn từ trang trại động vật, bãi chất thải độc hại và cơ sở xử lý chất thải ở gần vùng sản xuất nguyên liệu, cần đánh giá khả năng gây nhiễm bẩn vi sinh vật hoặc mối nguy hại môi trường đối với nơi trồng nguyên liệu để sản xuất gia vị và rau thơm khô.
Nếu đánh giá môi trường xác định có khả năng gây nhiễm bẩn hoặc ngập úng thì cần có các biện pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu ô nhiễm nguồn nguyên liệu tại địa điểm đã chọn.
4.1.2 Hoạt động của con người, gia súc và động vật hoang dã
Nhiều loài động vật hoang dã, gia súc và con người có thể có mặt tại nơi trồng nguyên liệu được xem là nguồn gây ô nhiễm. Hoạt động của gia súc, động vật hoang dã và con người có thể tạo ra rủi ro trực tiếp cho cây trồng và đất cũng như nhiễm bẩn nguồn nước mặt và những nguồn đầu vào khác. Những vấn đề dưới đây cần được xem xét:
- Cần có biện pháp thích hợp để không cho gia súc và động vật hoang dã xâm nhập vào khu vực sản xuất. Các biện pháp sử dụng phải phù hợp với quy định hiện hành về bảo vệ môi trường và động vật hoang dã.
- Khu vực sản xuất và xử lý nguyên liệu phải được dọn sạch nhằm giảm sự thu hút đối với sinh vật hại. Các giải pháp có thể là giảm thiểu nước tù đọng trên đồng ruộng nhằm hạn chế động vật tìm tới nguồn nước và không để chất thải trên cánh đồng và khu xử lý.
- Cần đánh giá những bằng chứng về sự hiện diện của gia súc và động vật hoang dã trên cánh đồng và khu xử lý nguyên liệu (ví dụ như có phân động vật hoặc có dấu vết, hang động vật).
...

Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc vùng sản xuất nguyên liệu đối với gia vị và rau thơm khô được quy định như sau:

Có thể có các mối nguy cao gây nhiễm bẩn từ trang trại động vật, bãi chất thải độc hại và cơ sở xử lý chất thải ở gần vùng sản xuất nguyên liệu, cần đánh giá khả năng gây nhiễm bẩn vi sinh vật hoặc mối nguy hại môi trường đối với nơi trồng nguyên liệu để sản xuất gia vị và rau thơm khô.

Nếu đánh giá môi trường xác định có khả năng gây nhiễm bẩn hoặc ngập úng thì cần có các biện pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu ô nhiễm nguồn nguyên liệu tại địa điểm đã chọn.

Gia vị và rau thơm khô

Gia vị và rau thơm khô (Hình từ Internet)

Kiểm soát mối nguy thực phẩm đối với gia vị và rau thơm khô được quy định ra sao?

Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12596:2018 quy định kiểm soát mối nguy thực phẩm đối với gia vị và rau thơm khô như sau:

Kiểm soát vệ sinh trong quá trình chế biến
6.1 Kiểm soát mối nguy thực phẩm
Phải có những giải pháp tại mỗi khâu trong chuỗi thực phẩm nhằm giảm thiểu khả năng nhiễm bẩn gia vị và rau thơm khô bởi các vi sinh vật gây bệnh (gồm cả nấm mốc sinh mycotoxin), chất nhiễm bẩn hóa học, chất bài tiết (phân, nước tiểu), lông chuột, xác côn trùng và những tạp chất khác.
Cơ sở sản xuất cần tách biệt thành các khu vực riêng, như khu vực nguyên liệu (trước chế biến) và khu vực sau chế biến với sự kiểm soát chặt chẽ khu vực sau chế biến, nơi có xử lý giảm thiểu vi sinh vật và khu vực bao gói sản phẩm.
Giao thông được thiết lập để vận chuyển người và nguyên vật liệu theo nguyên tắc một chiều, không quay ngược trở lại, không bị gián đoạn hoạt động nhằm giảm thiểu tối đa sự nhiễm bẩn nguyên liệu từ khu vực khác, ví dụ từ khu vực nguyên liệu vào khu vực sản phẩm cuối cùng nhằm tránh nhiễm chéo.
Phải dừng ngay sản xuất trong trường hợp bất thường, như mái nhà bị thủng hoặc bình nước bị hỏng làm nước tràn vào sản phẩm khô hoặc khu vực bao gói. Trước khi sản xuất trở lại thì phải sửa mái nhà, làm sạch, khử trùng và làm khô khu vực chế biến.
...

Như vậy, kiểm soát mối nguy thực phẩm đối với gia vị và rau thơm khô được quy định như trên.

Nguyên liệu để sản xuất gia vị và rau thơm khô gồm những yêu cầu gì?

Căn cứ tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12596:2018 quy định yêu cầu nguyên liệu để sản xuất gia vị và rau thơm khô như sau:

Kiểm soát vệ sinh trong quá trình chế biến
...
6.2 Yêu cầu nguyên liệu để sản xuất gia vị và rau thơm khô
Cơ sở chế biến không chấp nhận nguyên liệu bị nhiễm bẩn mà không thể làm sạch bằng các phương pháp chế biến, phân loại thông thường. Nguyên liệu nghi ngờ bị nhiễm bẩn chất thải của người và động vật không được sử dụng cho con người.
Nguyên liệu phải được kiểm tra và phân loại trước khi chế biến (tạp chất, mùi và trạng thái, nhiễm bẩn nấm mốc nhìn thấy được). Phải tách các phần bị hư hỏng, thối hoặc mốc ra khỏi nguyên liệu.
Khi cần, nên đánh giá chỉ tiêu nấm mốc hoặc mầm bệnh như Salmonella spp trong phòng thí nghiệm.
Do sự đa dạng trong sản xuất gia vị và rau thơm khô, nên kiểm soát tại chỗ đối với sản xuất và nguyên liệu đầu vào là rất quan trọng.
...

Theo đó, nguyên liệu để sản xuất gia vị và rau thơm khô gồm những yêu cầu như trên.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêu chuẩn Việt Nam
465 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào