Vượt rào chắn an toàn khi tàu sắp đến bị phạt vi phạm giao thông đường sắt có bị xử phạt không? Mức phạt được quy định là bao nhiêu?

Tôi muốn biết trường hợp vượt rào chắn an toàn khi tàu sắp đến bị phạt vi phạm giao thông đường sắt là bao nhiêu? Hôm qua, tôi đang đứng chờ tàu chạy qua thì có bắt gặp một người đàn ông leo qua rào chắn an toàn để qua bên kia đường. Tuy tàu chưa tới nhưng rất nguy hiểm. Vậy trường hợp vượt rào chắn an toàn khi tàu sắp đến bị phạt vi phạm giao thông đường sắt là bao nhiêu?

Vượt rào chắn an toàn khi tàu sắp đến bị phạt vi phạm giao thông đường sắt là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt như sau:

“1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên đường sắt, trong cầu, hầm dành riêng cho đường sắt, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ;
b) Vượt tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh;
c) Để súc vật đi qua đường sắt không đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển;
d) Đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy, trừ nhân viên đường sắt, lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ;
đ) Phơi rơm, rạ, nông sản, để các vật phẩm khác trên đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;
e) Để rơi vãi đất, cát, các loại vật tư, vật liệu khác lên đường sắt.”

Như vậy, theo điểm a và điểm b khoản 1 Điều 49 Nghị định này, hành vi vượt rào chắn an toàn khi tàu sắp đến để qua bên kia đường có thể coi là vượt tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với khu vực xung quanh và đi trên đường sắt, nên có thể bị xử phạt tiền theo mức phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng theo quy định nêu trên.

Vượt rào chắn an toàn khi tàu sắp đến bị phạt vi phạm giao thông đường sắt có bị xử phạt không? Mức phạt được quy định là bao nhiêu?

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với người vi phạm an toàn giao thông đường sắt như thế nào?

Căn cứ khoản 8 Điều 49 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt như sau:

“8. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này buộc phải ra khỏi đường sắt, cầu, hầm dành riêng cho đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này buộc phải đưa rơm, rạ, nông sản, các vật phẩm khác ra khỏi đường sắt hoặc các công trình đường sắt khác;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 1, điểm b khoản 3 Điều này buộc phải đưa đất, cát, vật chướng ngại, các loại vật tư, vật liệu khác ra khỏi đường sắt;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này buộc phải đưa bè, mảng, phương tiện vận tải thủy hoặc các vật thể khác ra khỏi phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này buộc phải đưa phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị, vật liệu, hàng hóa ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt;
e) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 4 Điều này buộc phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông đường sắt.”

Như vậy, hành vi vượt rào chắn an toàn khi tàu sắp đến để đi qua bên kia đường có thể bị áp dụng biện khắc phục hậu quả là buộc phải ra khỏi đường sắt.

Ai có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp vi phạm an toàn giao thông đường sắt?

Theo Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:

(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.

(2) Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

- Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;

- Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 (trừ điểm a khoản 5), khoản 6 (trừ điểm đ khoản 6), khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12;

- Khoản 1; điểm b, điểm c, điểm d khoản 2; điểm b khoản 3; điểm a khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13;

- Khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 4a, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 15;

- Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25, Điều 26, Điều 27;

- Khoản 1; khoản 2; điểm a khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm p, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c, điểm h, điểm i khoản 7 Điều 28;

- Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 (trừ điểm b, điểm c khoản 2; điểm a khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 5 Điều 35), Điều 36;

- Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 1; điểm a khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c khoản 3; điểm d khoản 4; khoản 8 Điều 37;

- Điểm b, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 40;

- Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47;

- Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 48;

- Điều 49, Điều 50;

- Khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 51;

- Điều 52; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 53;

- Điểm a, điểm c khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 54;

- Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64, Điều 65, Điều 66;

- Khoản 2 Điều 67;

- Điểm a, điểm b khoản 1; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e khoản 3 Điều 71;

- Điều 72, Điều 73.

(3) Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

- Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;

- Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;

- Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

- Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;

- Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);

- Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 4a, khoản 5 Điều 15;

- Điều 18, Điều 20;

- Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7a Điều 23;

- Điều 26, Điều 29;

- Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;

- Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.

(3a) Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16; điểm a khoản 6 Điều 23; điểm a khoản 2 Điều 32; điểm b khoản 3 Điều 40; điểm c khoản 2 Điều 51; điểm d khoản 2 Điều 73.

(4) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

- Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3 Điều 5, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;

- Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d khoản 4 Điều 6, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;

- Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm d khoản 3; điểm b, điểm đ, điểm g khoản 4 Điều 7, trừ trường hợp gây tai nạn giao thông;

- Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;

- Điều 9, Điều 10;

- Khoản 1, khoản 2, khoản 6, khoản 7 Điều 11;

- Điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12;

- Khoản 1, khoản 2 Điều 15;

- Điều 18; khoản 1 Điều 20;

- Điểm b khoản 3 Điều 23;

- Khoản 4 Điều 31; khoản 1, khoản 2 Điều 32; khoản 1 Điều 34;

- Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6 Điều 47; điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 49; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 53; khoản 1 Điều 72;

- Khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2; khoản 3 Điều 73.

(5) Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ, đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

- Điểm đ khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm d khoản 7; điểm c khoản 8; điểm a, điểm b khoản 10 Điều 5;

- Điểm a, điểm đ, điểm h khoản 2; điểm d khoản 3; điểm b, điểm g khoản 4 Điều 6;

- Điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b khoản 3; điểm đ, điểm g khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5 Điều 7;

- Điểm đ, điểm k, điểm l khoản 1; điểm b khoản 2 Điều 8;

- Khoản 4; điểm a khoản 7; khoản 9; điểm a khoản 10 Điều 11;

- Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15;

- Khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4; khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều 16;

- Điều 19, Điều 20;

- Khoản 3; điểm b khoản 4; khoản 6; khoản 8; khoản 9 Điều 21;

- Điều 22; Điều 23;

- Điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2; khoản 3; khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 8a Điều 24;

- Điều 25, Điều 27, Điều 28;

- Điểm a khoản 2; khoản 3; khoản 6; điểm a, điểm g, điểm h, điểm i, điểm m khoản 7; khoản 8; khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13; khoản 14 Điều 30;

- Điều 31, Điều 33;

- Khoản 1; điểm b, điểm c khoản 2; điểm c khoản 3; khoản 4; khoản 5 Điều 35;

- Điều 37, Điều 38;

- Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 47; điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 trong trường hợp vi phạm xảy ra tại đường ngang, cầu chung.

(6) Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, khoản 5 Điều 28 của Nghị định này.

(7) Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

- Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47;

- Khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d khoản 5; khoản 6; khoản 7 Điều 48;

- Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 49;

- Điều 50, Điều 51;

- Khoản 1, khoản 2 Điều 52;

- Điều 53, Điều 54, Điều 55;

- Khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 56;

- Điều 57;

- Khoản 1, khoản 2 Điều 58;

- Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63;

- Khoản 1, khoản 2 Điều 64;

- Điều 65, Điều 66, Điều 67, Điều 68, Điều 69, Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 73.

(8) Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:

- Điểm c khoản 1 Điều 10;

- Điểm đ khoản 2, khoản 4, điểm a khoản 6 Điều 12;

- Điểm c khoản 2 Điều 16; điểm đ khoản 1 Điều 17;

- Điểm d khoản 1 Điều 19; Điều 20; Điều 26;

- Khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 51;

- Điểm a khoản 3 Điều 53;

- Điểm b khoản 2 Điều 73.

Do đó, thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm an toàn giao thông đường sắt bao gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Cảnh sát giao thông; Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ; Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt.

Vi phạm giao thông
Giao thông đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khi nào được nộp tiền phạt vi phạm giao thông nhiều lần?
Pháp luật
Không bằng lái xe phạt bao nhiêu 2025? Chạy xe máy, xe ô tô không mang bằng lái xe bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Các hành vi vi phạm bị trừ 10 điểm Giấy phép lái xe đối với ô tô từ 01/01/2025 như thế nào?
Pháp luật
Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0 25 năm 2025 là bao nhiêu? Không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Từ 01/01, cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông được hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng? Hướng dẫn cách cung cấp hình ảnh vi phạm giao thông?
Pháp luật
Lái xe lạng lách đánh võng bị phạt bao nhiêu từ 2025? Nguyên tắc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ?
Pháp luật
Lỗi thay đổi kết cấu xe máy 2025 phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? Thay đổi kết cấu xe máy 2025 có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
Pháp luật
Lỗi không gương xe ô tô phạt bao nhiêu năm 2025? Quy định về lắp gương chiếu hậu xe ô tô năm 2025 ra sao?
Pháp luật
Xe không gương phạt bao nhiêu 2025 theo Nghị định 168 giao thông? Lỗi không gương xe máy phạt bao nhiêu năm 2025?
Pháp luật
Vi phạm giao thông trước ngày 01 01 2025 thì áp dụng mức xử phạt của Nghị định 168/2024 hay Nghị định 100?
Pháp luật
Được nhận đến 5 triệu đồng khi báo tin vi phạm giao thông từ 1/1/2025 theo Nghị định 176/2024/NĐ-CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm giao thông
1,658 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi phạm giao thông Giao thông đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm giao thông Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào