Xã tổ chức lễ hội đan vật dụng truyền thống lần đầu có phải đăng ký với Ủy ban nhân dân huyện không?
- Xã tổ chức lễ hội đan vật dụng truyền thống lần đầu có phải đăng ký với Ủy ban nhân dân huyện không?
- Xã tổ chức lễ hội đan vật dụng truyền thống lần đầu thì hồ sơ đăng ký gồm những gì?
- Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội đan vật dụng truyền thống lần đầu cấp huyện được thực hiện như thế nào?
Xã tổ chức lễ hội đan vật dụng truyền thống lần đầu có phải đăng ký với Ủy ban nhân dân huyện không?
Xã tổ chức lễ hội đan vật dụng truyền thống lần đầu có phải đăng ký với Ủy ban nhân dân huyện không, thì theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về đăng ký tổ chức lễ hội như sau:
Đăng ký tổ chức lễ hội
1. Lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
b) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
c) Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
2. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
3. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
c) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
d) Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.
Như vây, trường hợp Ủy ban nhân dân xã tổ chức lễ hội về ngành nghề đan vật dụng lần đầu thì phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức.
Tổ chức lễ hội (Hình từ Internet)
Xã tổ chức lễ hội đan vật dụng truyền thống lần đầu thì hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Xã tổ chức lễ hội đan vật dụng truyền thống lần đầu thì hồ sơ đăng ký được quy định tại Điều 10 Nghị định 110/2018/NĐ-CP như sau:
- Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.
- Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
- Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.
- Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).
Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội đan vật dụng truyền thống lần đầu cấp huyện được thực hiện như thế nào?
Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội đan vật dụng truyền thống lần đầu cấp huyện được thực hiện theo Điều 13 Nghị định 110/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Đơn vị tổ chức lễ hội gửi hồ sơ đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (trực tiếp, qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến) trước ngày dự kiến tổ chức lễ hội ít nhất 30 ngày.
(2) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định nội dung sau:
- Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
- Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường;
- Tính xác thực của tài liệu hoặc văn bản chứng minh; nội dung thực hành nghi lễ truyền thống (đối với lễ hội truyền thống).
(3) Trường hợp hoạt động lễ hội có nội dung liên quan đến các cơ quan chuyên môn hoặc các đơn vị ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản xin ý kiến, tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định việc chấp thuận tổ chức hoạt động lễ hội.
(4) Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Chỉ được tổ chức lễ hội sau khi có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(5) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận đăng ký phải có văn bản thông báo những nội dung cần bổ sung. Đơn vị tổ chức lễ hội bổ sung hồ sơ và thực hiện lại trình tự đăng ký như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?