Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước ngành Thuế theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Căn cứ vào đâu để xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước thuộc ngành Thuế?
Theo khoản 2 Điều 5 Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2023 như sau :
Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
…
2. Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ vào Danh mục bí mật nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành để xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước và quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
…
Theo đó, việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước thuộc ngành Thuế phải căn cứ vào Danh mục bí mật nhà đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành để xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước và quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Bí mật nhà nước (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước thuộc ngành Thuế?
Theo khoản 1 Điều 5 Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2023 như sau :
Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị ban hành, phát hành tài liệu hoặc tạo ra vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của đơn vị, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng. Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất.
…
Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc ngành Thuế ban hành, phát hành tài liệu hoặc tạo ra vật chứa bí mật nhà nước có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước.
- Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của đơn vị, tổ chức khác thì phải xác định độ mật tương ứng.
- Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất.
Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước ngành Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2023, việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước thuộc ngành Thuế được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
- Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, địa điểm, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra. Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu.
- Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện tên người soạn thảo, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục “Nơi nhận” của tài liệu, cụ thể:
Nơi nhận:
- ……;
- Lưu: VT, Đơn vị soạn thảo (Họ tên người soạn thảo, số lượng bản phát hành);
Được phép sao, chụp hoặc không được phép sao, chụp.
- Không in sẵn chữ chỉ mức độ mật trên Tờ trình, Phiếu trình, bản thảo tài liệu chứa bí mật nhà nước.
- Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra phải đóng dấu độ mật theo quy định.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước, độ mật, phạm vi lưu hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
+ Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác phải xác định độ mật tương ứng;
+ Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất.
- Tất cả các bản nháp, dự thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước phải được quản lý chặt chẽ ngay từ khi soạn thảo và phải hủy bỏ ngay sau khi văn bản đã được duyệt ký, ban hành chính thức. Dự thảo văn bản chứa nội dung bí mật nhà nước khi chưa được người có thẩm quyền quyết định độ mật và ký ban hành thì không đóng dấu chỉ độ mật trên dự thảo văn bản. Khi gửi dự thảo phải có văn bản yêu cầu nơi nhận có trách nhiệm bảo vệ nội dung dự thảo, bảo đảm không để xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước.
- Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị và chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý. Người được giao xử lý phải có văn bản đề xuất người đứng đầu cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?