Xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa là bước thứ mấy trong việc lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
Xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa là bước thứ mấy trong việc lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BNV như sau:
Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính
1. Đánh giá hiện trạng địa giới đơn vị hành chính và hồ sơ địa giới đơn vị hành chính
Căn cứ văn bản của cấp có thẩm quyền về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; văn bản về xác định địa giới đơn vị hành chính tại khu vực chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính hoặc trường hợp cần thiết phải xê dịch vị trí cắm mốc địa giới đơn vị hành chính ở thực địa, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng địa giới đơn vị hành chính ở thực địa và đánh giá hiện trạng hồ sơ địa giới đơn vị hành chính các cấp đang được lưu trữ, quản lý làm cơ sở xác định hạng mục và khối lượng công việc cần triển khai thực hiện.
2. Xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định đường địa giới đơn vị hành chính các cấp, vị trí cắm mốc địa giới đơn vị hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới đơn vị hành chính ở thực địa.
b) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan và địa phương liên quan tổ chức xác định đường địa giới đơn vị hành chính, vị trí cắm mốc địa giới đơn vị hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh có liên quan ở thực địa đối với trường hợp thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền về việc xác định địa giới đơn vị hành chính tại khu vực chưa thống nhất về địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh và bàn giao kết quả để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
...
Như vậy, theo quy định trên, xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa là bước thứ hai trong việc lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính, bước này được thực hiện sau khi đánh giá hiện trạng địa giới đơn vị hành chính và hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
Xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa là bước thứ mấy trong việc lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính? (Hình từ Internet)
Sau khi xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa thì thực hiện các công việc gì?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BNV, sau khi xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa thì thực hiện việc lập bản đồ địa giới đơn vị hành chính gốc thực địa, cụ thể như sau:
- Căn cứ kết quả xác định đường địa giới đơn vị hành chính, vị trí cắm mốc địa giới đơn vị hành chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới đơn vị hành chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chuyển vẽ lên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia hiện hành và cắm mốc địa giới đơn vị hành chính ở thực địa, đo tọa độ vị trí và đo độ cao mốc địa giới đơn vị hành chính, lập sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính, hoàn thiện bản đồ địa giới đơn vị hành chính và ký xác nhận bộ gốc thực địa.
- Đối với đơn vị hành chính có đường biên giới quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các loại tài liệu pháp lý có liên quan về biên giới quốc gia để cập nhật đường biên giới quốc gia trên hồ sơ địa giới đơn vị hành chính và bảo đảm đường địa giới đơn vị hành chính khép kín đến đường biên giới quốc gia, gửi lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi hoàn thiện bản đồ địa giới đơn vị hành chính gốc thực địa.
Lưu ý: Sau khi lập bản đồ địa giới đơn vị hành chính gốc thực địa thì thực hiện bước hoàn thiện hồ sơ địa giới đơn vị hành chính theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BNV.
Thành phần hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện gồm có gì?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BNV, thành phần hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện được quy định như sau:
(1) Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, gồm:
- Bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
- Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
- Bản xác nhận tọa độ mốc địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
- Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
- Mô tả tình hình chung về địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
- Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
- Phiếu thống kê địa danh (dân cư, thủy văn, sơn văn).
- Biên bản bàn giao mốc địa giới đơn vị hành chính các cấp.
- Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã hoặc văn bản về xác định địa giới đơn vị hành chính cấp xã.
(2) Hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, gồm:
- Bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.
- Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.
- Bảng tọa độ mốc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và các điểm đặc trưng trên đường địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.
- Mô tả tình hình chung về địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.
- Bản xác nhận mô tả đường địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.
- Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện hoặc văn bản về xác định địa giới đơn vị hành chính cấp huyện.
Xem thêm: Cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo khi thuê nhà trọ cho sinh viên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?