Xác định mức đóng bảo hiểm xã hội đối với phu nhân/phu quân của nhân viên ngoại giao được quy định như thế nào?
Xác định mức đóng bảo hiểm xã hội đối với phu nhân/phu quân của nhân viên ngoại giao được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 11 Nghị định 08/2019/NĐ-CP quy định chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
"Điều 11. Chế độ phu nhân/phu quân
[...] 11. Phu nhân/phu quân là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức, công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong lực lượng vũ trang, trong thời gian hưởng chế độ phu nhân/phu quân tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên (nếu có) và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở trong nước, được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội, được cơ quan trong nước thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định của Nhà nước, khi kết thúc nhiệm kỳ công tác ở nước ngoài về nước được nhận trở lại cơ quan cũ làm việc. [...] "
Ở đây, mức lương là 40%* (mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên (nếu có) và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở trong nước).
Mức đóng bảo hiểm xã hội tiếp tục đóng như khi còn trong nước, không đóng theo mức 40% này.
Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
"Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này."
Nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
"Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc."
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Đóng trùng bảo hiểm xã hội người lao động có được hoàn trả tiền hay không? Những trường hợp nào người lao động được hoàn trả bảo hiểm xã hội?
Công ty được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi hết thời hạn tạm dừng có cần phải đóng bù không?
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào?
Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến tháng 10 2024? Xem chi tiết danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM ở đâu?
Thời hạn nộp hồ sơ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025 tại TPHCM theo Công văn 8217 thế nào?
Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2024 từ 1/7/2024 của NLĐ có tăng khi tăng lương tối thiểu không?
Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội có hợp lệ không? Quy định về hình thức cấp và cách ghi nội dung Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?