Xác định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc nào?
- Những trường hợp nào không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
- Xác định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc nào?
- Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gì đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
Những trường hợp nào không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được quy định tại Hướng dẫn về thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Điều 4 Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
4. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính.
Theo đó, những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính.
Xác định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Xác định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền quy định tại Hướng dẫn về thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Điều 3 Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền cụ thể đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh số 04/2023/UBTVQH15 như sau:
1. Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
2. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
3. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, xác định mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo nguyên tắc như sau:
- Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
- Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
- Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
+ Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
+ Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
- Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gì đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
Trách nhiệm của Văn phòng Kiểm toán nhà nước được quy định tại Hướng dẫn về thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Điều 8 Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Trách nhiệm của Văn phòng Kiểm toán nhà nước
Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, bảo đảm kinh phí cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
...
Theo đó, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế hướng dẫn, bảo đảm kinh phí cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?