Xác định thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính? Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính?
Ai có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay?
Theo Điều 72 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về xây dựng:
"Điều 72. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75, Điều 76, Điều 78, Điều 79 và Điều 80 Nghị định này.
2. Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị định này.
3. Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.
4. Công chức, viên chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, quản lý, phát triển nhà.
5. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 77 Nghị định này được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định này."
Theo quy định trên thì để lập biên bản vi phạm hành chính thì đoàn kiểm tra phải được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật mới được.
Nếu không có nhiệm vụ trên thì không lập biên bản vi phạm hành chính, đơn vị chỉ ghi nhận lại sự việc vào báo cho đơn vị có thẩm quyền xử phạt.
Vậy trong trường hợp Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo được phân công nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật thì sẽ có thẩm quyền xử phạt.
Bạn tham khảo các quy định trên để biết được thông tin chính xác nhất.
Tải về mẫu biên bản vi phạm hành chính mới nhất 2023:
Thẩm quyền lập biên bản hành chính (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính:
"Điều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể."
Như vậy, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thẩm quyền phạt tiền của chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải căn cứ vào mức tối đa của khung phạt tiền được quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể tương ứng trong từng lĩnh vực.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ quy định tại Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định:
“Điều 54. Giao quyền xử phạt
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm, hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 2a, 3, 3a và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3 và 4 Điều 43a; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; Điều 45a; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; khoản 2 Điều 48a; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 của Luật này. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt là nguời đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử phạt thì hoàn toàn có thể ủy quyền cho cấp phó xử phạt vi phạm hành chính.
Người được giao quyền thì phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?