Xác định tỉ lệ tạp chất đối với mía nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đường theo phương pháp nào?
Tạp chất của mía nguyên liệu là gì?
Mía nguyên liệu được quy định tại tiết 1.3.1 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-98:2012/BNNPTNT về chất lượng mía nguyên liệu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư 29/2012/TT-BNNPTNT như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.3. Giải thích các khái niệm, từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Mía nguyên liệu: Là phần thân cây mía dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
...
Đồng thời theo tiết 1.3.2 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-98:2012/BNNPTNT về chất lượng mía nguyên liệu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư 29/2012/TT-BNNPTNT như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.3. Giải thích các khái niệm, từ ngữ
...
1.3.2. Tạp chất của mía nguyên liệu: Là tất cả các phần khi đưa vào chế biến không thu được đường bao gồm: lá mía, ngọn mía (tính từ đỉnh sinh trưởng hay điểm đồng tiền, hoặc còn gọi là mặt trăng trở lên), rễ, đất cát, dây buộc, các nhánh non, mía mầm (măng), mía bị cháy đen thành than, bị chuyển hóa đen hoặc đỏ, bị khô, thối rữa và các tạp chất khác không thuộc về cây mía.
...
Theo đó, tạp chất của mía nguyên liệu là tất cả các phần khi đưa vào chế biến không thu được đường bao gồm: lá mía, ngọn mía (tính từ đỉnh sinh trưởng hay điểm đồng tiền, hoặc còn gọi là mặt trăng trở lên), rễ, đất cát, dây buộc, các nhánh non, mía mầm (măng), mía bị cháy đen thành than, bị chuyển hóa đen hoặc đỏ, bị khô, thối rữa và các tạp chất khác không thuộc về cây mía.
Xác định tỉ lệ tạp chất đối với mía nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đường theo phương pháp nào? (Hình từ Internet)
Lấy mẫu để xác định tỉ lệ tạp chất của mía nguyên liệu theo phương pháp nào?
Phương pháp lấy mẫu để xác định tỉ lệ tạp chất của mía nguyên liệu được quy định tại tiết 2.2.1 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-98:2012/BNNPTNT về chất lượng mía nguyên liệu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư 29/2012/TT-BNNPTNT như sau:
- Mỗi một mẫu để xác định tỉ lệ tạp chất phải có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 10kg và được gắn mã số theo từng lô hàng. Số mẫu tối thiểu tương ứng với khối lượng của lô hàng trên một phương tiện chuyên chở như sau:
+ Lô hàng có khối lượng từ 30 tấn trở xuống: 01 mẫu.
+ Lô hàng có khối lượng từ trên 30 - 60 tấn: 02 mẫu.
+ Lô hàng có khối lượng từ trên 60 - 90 tấn: 03 mẫu.
+ Lô hàng có khối lượng trên 90 tấn: 04 mẫu.
- Cách lấy mẫu: Mẫu được lấy ngẫu nhiên trong lô hàng, bao gồm đủ các thành phần như gốc, rễ, ngọn, dây buộc bó mía… đảm bảo tính đại diện của lô hàng, công bằng và khách quan.
- Vị trí lấy mẫu: Trên bàn cân, trên phương tiện chở mía, trên sân mía hoặc trên bàn lùa mía.
Xác định tỉ lệ tạp chất của mía nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đường theo phương pháp nào?
Phương pháp xác định tỉ lệ tạp chất của mía nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đường được quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-98:2012/BNNPTNT về chất lượng mía nguyên liệu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Thông tư 29/2012/TT-BNNPTNT như sau:
(1) Xác định tỉ lệ tạp chất thường xuyên
- Tất cả các lô hàng đều được lấy mẫu để xác định tỉ lệ tạp chất.
- Cân khối lượng mía mẫu bằng cân có độ chính xác là ±10g.
- Tiến hành loại bỏ tạp chất rồi cân lại khối lượng mía sau khi đã làm sạch.
- Tỉ lệ tạp chất được tính bằng công thức:
Trong đó:
T: Tỉ lệ tạp chất (%).
P1: Khối lượng mía mẫu ban đầu (g).
P2: Khối lượng mía mẫu sau khi đã làm sạch tạp chất (g).
- Kết quả tính được cập nhật theo mã số của từng lô hàng, chuyển cho bộ phận thanh toán và công bố với người bán mía.
(2) Xác định tỉ lệ tạp chất theo xác suất
Trường hợp mía thu hoạch từ cùng một cánh đồng, phương pháp thu hoạch giống nhau, nhà máy giám sát, quản lý được quá trình thu hoạch, cho phép xác định tỉ lệ tạp chất theo xác suất. Vào đầu mỗi ca sản xuất, lấy mẫu và xác định tỉ lệ tạp chất của 3 lô hàng, chia bình quân và lấy kết quả đó áp dụng cho tất cả các lô hàng khác trong ca sản xuất đó.
Trong quá trình nhập hàng, nếu nhân viên kiểm nghiệm phát hiện thấy các lô hàng có tỉ lệ tạp chất tăng hơn, thì lấy mẫu 3 lô hàng tiếp theo để xác định tỉ lệ tạp chất mới, nếu tỉ lệ tạp chất ≥ 0,5% so với kết quả cũ từ thì áp dụng tính tỉ lệ tạp chất mới xác định được cho các lô hàng tiếp theo.
Trường hợp chủ hàng yêu cầu thì vẫn phải lấy mẫu, xác định tỉ lệ tạp chất theo từng lô hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?