Xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do cơ quan nào thực hiện?
- Cơ sở để áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là gì?
- Xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do cơ quan nào thực hiện?
- Ưu đãi chung đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển như thế nào?
Cơ sở để áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ là gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 21/2016/TT-BTC về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đáp ứng các Điều kiện quy định tại Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (gọi tắt là Giấy xác nhận ưu đãi).
Trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh Mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 30/12/2015 của Bộ Công thương.
Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển là cơ sở để áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, Về mức ưu đãi, thời Điểm bắt đầu áp dụng ưu đãi, việc chuyển tiếp ưu đãi thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
...
Như vậy, giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển là cơ sở để áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 111/2015/NĐ-CP về đối tượng và thủ tục xác nhận ưu đãi:
Đối tượng và thủ tục xác nhận ưu đãi
1. Đối tượng ưu đãi:
Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển: Bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.
2. Thủ tục xác nhận ưu đãi:
a) Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nộp hồ sơ đề nghị xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi đặt dự án hoặc Bộ Công Thương để được xác nhận. Cơ quan có thẩm quyền của địa phương gửi Quyết định xác nhận ưu đãi tới Bộ Công Thương;
b) Các đối tượng còn lại ngoài các đối tượng quy định ở mục trên, nộp hồ sơ đề nghị xác nhận tại Bộ Công Thương.
...
Đồng thời, căn cứ tại Phần V Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP:
...
V. NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO:
- Khuôn mẫu, đồ gá: Khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra;
- Dụng cụ - dao cắt: Dao tiện, dao phay, mũi khoan;
- Linh kiện và phụ tùng máy gia công cơ khí, máy hàn;
- Linh kiện và phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, đóng tàu;
- Linh kiện và phụ tùng máy, thiết bị chế biến nông lâm thủy sản và muối;
...
Thêm vào đó, tại Điều 15 Nghị định 111/2015/NĐ-CP về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ có trách nhiệm:
...
4. Giao cơ quan có thẩm quyền tại địa phương tổ chức thực hiện việc xác nhận ưu đãi và định kỳ hàng năm báo cáo tổng hợp các dự án được xác nhận ưu đãi gửi Bộ Công Thương.
5. Xúc tiến, thu hút các nguồn vốn cho Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương.
6. Định kỳ hàng năm báo cáo các Bộ, ngành liên quan tình hình thực hiện phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương.
Theo đó, sản phẩm đồ gá thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.
Do đó, để được hưởng ưu đãi thì phải thực hiện thủ tục xác nhận ưu đãi đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Trong đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 55/2015/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Thông tư 42/2019/TT-BCT thì:
Cơ quan có thẩm quyền là đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý hồ sơ xác nhận ưu đãi:
- Cơ quan có thẩm quyền tại Bộ Công Thương: Cục Công nghiệp;
- Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương: là cơ quan quản lý nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao theo quy định tại Điều 15 Nghị định 111/2015/NĐ-CP.
Hay nói cách khác, trong trường hợp doanh nghiệp hồ sơ đề nghị xác nhận ở địa phương nơi đặt dự án thì việc xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ xác nhận ưu đãi sẽ tùy thuộc vào quyết định vào giao quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Vì vậy, doanh nghiệp cần xem thêm các văn bản tại địa phương hoặc liên hệ Ủy ban nhân dân để được hỗ trợ xác định.
Ưu đãi chung đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển như thế nào?
Ưu đãi chung đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 111/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Được áp dụng ưu đãi thuế theo quy định của Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế.
(2) Thuế nhập khẩu:
Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(3) Tín dụng:
- Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục ưu tiên phát triển được vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước;
- Được vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với mức lãi suất cho vay theo trần lãi suất cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại từng thời kỳ.
(4) Thuế giá trị gia tăng:
Doanh thu của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được lựa chọn kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo năm, khai tạm tính theo quý. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết điểm này.
(5) Bảo vệ môi trường:
Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam cho hạng mục xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường của Dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?