Xác thực điện tử đối với danh tính điện tử của công dân là gì? Việc xác thực điện tử đối với danh tính điện tử được thực hiện qua hệ thống nào?
Xác thực điện tử đối với danh tính điện tử của công dân là gì?
Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
16. Xác thực điện tử đối với danh tính điện tử của công dân Việt Nam là hoạt động xác nhận, khẳng định tính chính xác của danh tính điện tử thông qua việc khai thác, đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
...
Như vậy, theo quy định trên, xác thực điện tử đối với danh tính điện tử của công dân được hiểu là hoạt động xác nhận, khẳng định tính chính xác của danh tính điện tử thông qua việc khai thác, đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Xác thực điện tử đối với danh tính điện tử của công dân là gì? Việc xác thực điện tử đối với danh tính điện tử được thực hiện qua hệ thống nào? (Hình từ Internet)
Việc xác thực điện tử đối với danh tính điện tử được thực hiện qua hệ thống nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xác thực điện tử
1. Việc xác thực điện tử đối với danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử được thực hiện thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử, nền tảng định danh và xác thực điện tử theo quy định của Nghị định này.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công được yêu cầu xác thực điện tử thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống định danh và xác thực điện tử hoặc kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành có chứa thông tin cần xác thực điện tử.
...
Như vậy, theo quy định trên thì việc xác thực điện tử đối với danh tính điện tử được thực hiện qua hệ thống định danh và xác thực điện tử, nền tảng định danh và xác thực điện tử.
Một số lưu ý như sau:
(1) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công được yêu cầu xác thực điện tử thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống định danh và xác thực điện tử hoặc kết nối, chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành có chứa thông tin cần xác thực điện tử.
(2) Tổ chức, cá nhân không thuộc khoản (1) được yêu cầu xác thực điện tử thông qua dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử; việc thực hiện xác thực điện tử đối với danh tính điện tử, tài khoản định danh điện tử theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân quy định tại phải được sự đồng ý của chủ thể danh tính điện tử thông qua việc xác nhận trên Ứng dụng định danh quốc gia, tin nhắn SMS qua số điện thoại chính chủ hoặc các hình thức xác nhận khác theo quy định.
(3) Tổ chức, cá nhân không được cung cấp, chia sẻ kết quả xác thực điện tử cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân có quy định khác; kết quả xác thực điện tử không có giá trị để trở thành yếu tố xác thực trong các giao dịch khác.
Danh tính điện tử của công dân được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử bao lâu?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Lưu trữ thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử
1. Tất cả thông tin về danh tính điện tử và thông tin khác được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.
2. Tất cả thông tin lịch sử truy cập của tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm truy cập. Chủ tài khoản được khai thác thông tin về lịch sử truy cập tài khoản định danh điện tử của mình; Cơ quan quản lý hệ thống định danh và xác thực điện tử được khai thác thông tin về lịch sử truy cập tài khoản để phục vụ công tác quản lý nhà nước; các trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì tất cả thông tin về danh tính điện tử của công dân được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Theo đó, tất cả thông tin lịch sử truy cập của tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm truy cập.
Chủ tài khoản được khai thác thông tin về lịch sử truy cập tài khoản định danh điện tử của mình; Cơ quan quản lý hệ thống định danh và xác thực điện tử được khai thác thông tin về lịch sử truy cập tài khoản để phục vụ công tác quản lý nhà nước; các trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?
- Người điều khiển xe từ năm 2025 bật đèn pha khi gặp người đi bộ qua đường bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Tổng hợp 3 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Tải về 03 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa?
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?