Xây dựng chương trình bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho viên chức phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho viên chức phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho viên chức theo quy trình nào?
- Thành phần Tổ soạn thảo xây dựng chương trình bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho viên chức bao gồm những ai?
Xây dựng chương trình bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho viên chức phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ, ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 như sau:
Nguyên tắc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu
1. Bảo đảm được tính phù hợp của chương trình, tài liệu với mục tiêu, đối tượng bồi dưỡng, thời gian thực hiện và yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn.
2. Bảo đảm được tính khoa học, tính cân đối của chương trình về thời gian thực hiện, bố cục các mô đun/chuyên đề trong chương trình.
3. Nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành, không trùng lặp.
4. Chương trình, tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao để phù hợp với tình hình của thực tế.
5. Bảo đảm hình thức của chương trình, tài liệu phải được trình bày khoa học, sử dụng ngôn ngữ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.
Như vậy, việc xây dựng chương trình bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho viên chức phải đảm bảo nguyên tắc sau:
(1) Bảo đảm được tính phù hợp của chương trình, tài liệu với mục tiêu, đối tượng bồi dưỡng, thời gian thực hiện và yêu cầu của thực tiễn trong từng giai đoạn.
(2) Bảo đảm được tính khoa học, tính cân đối của chương trình về thời gian thực hiện, bố cục các mô đun/chuyên đề trong chương trình.
(3) Nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành, không trùng lặp.
(4) Chương trình, tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao để phù hợp với tình hình của thực tế.
(5) Bảo đảm hình thức của chương trình, tài liệu phải được trình bày khoa học, sử dụng ngôn ngữ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.
Khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Xây dựng chương trình bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho viên chức theo quy trình nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ, ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 như sau:
Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng
1. Các chương trình bồi dưỡng phải được xây dựng theo quy trình như sau:
a) Bước 1: Khảo sát, xác định nhu cầu bồi dưỡng; yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần đạt của khóa bồi dưỡng;
b) Bước 2: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và yêu cầu về kết quả đầu ra của chương trình bồi dưỡng;
c) Bước 3: Xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của chương trình bồi dưỡng bảo đảm mục tiêu bồi dưỡng và yêu cầu về kết quả đầu ra của chương trình bồi dưỡng;
d) Bước 4: Đối chiếu, so sánh với chương trình bồi dưỡng cùng nội dung của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài (nếu có) để hoàn thiện chương trình bồi dưỡng;
đ) Bước 5: Thiết kế đề cương chi tiết các mô đun/chuyên đề theo nội dung chương trình bồi dưỡng;
e) Bước 6: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, đại diện đơn vị có người tham gia chương trình bồi dưỡng (nếu có) về chương trình bồi dưỡng;
g) Bước 7: Hoàn thiện dự thảo chương trình bồi dưỡng trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên liên quan và trình cấp có thẩm quyền xem xét tiến hành các thủ tục thẩm định để ban hành hoặc phê duyệt trước khi áp dụng;
h) Bước 8: Đánh giá và cập nhật thường xuyên nội dung chương trình bồi dưỡng và phương pháp giảng dạy dựa trên yêu cầu của người học và tình hình thực tế.
...
Như vậy, có thể thấy rằng việc xây dựng chương trình bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho viên chức sẽ thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Khảo sát, xác định nhu cầu bồi dưỡng; yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần đạt của khóa bồi dưỡng;
Bước 2: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và yêu cầu về kết quả đầu ra của chương trình bồi dưỡng;
Bước 3: Xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của chương trình bồi dưỡng bảo đảm mục tiêu bồi dưỡng và yêu cầu về kết quả đầu ra của chương trình bồi dưỡng;
Bước 4: Đối chiếu, so sánh với chương trình bồi dưỡng cùng nội dung của các cơ sở đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài (nếu có) để hoàn thiện chương trình bồi dưỡng;
Bước 5: Thiết kế đề cương chi tiết các mô đun/chuyên đề theo nội dung chương trình bồi dưỡng;
Bước 6: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, đại diện đơn vị có người tham gia chương trình bồi dưỡng (nếu có) về chương trình bồi dưỡng;
Bước 7: Hoàn thiện dự thảo chương trình bồi dưỡng trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi của các bên liên quan và trình cấp có thẩm quyền xem xét tiến hành các thủ tục thẩm định để ban hành hoặc phê duyệt trước khi áp dụng;
Bước 8: Đánh giá và cập nhật thường xuyên nội dung chương trình bồi dưỡng và phương pháp giảng dạy dựa trên yêu cầu của người học và tình hình thực tế.
Thành phần Tổ soạn thảo xây dựng chương trình bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ dành cho viên chức bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Quy chế quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Khoa học và Công nghệ, ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-BKHCN năm 2019 như sau:
Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng
...
2. Tổ chức xây dựng chương trình bồi dưỡng:
a) Cơ quan, đơn vị được giao tổ chức xây dựng chương trình quyết định thành lập tổ soạn thảo chương trình bồi dưỡng (sau đây gọi là Tổ soạn thảo) để thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thành phần Tổ soạn thảo là những người am hiểu về nội dung của chương trình bồi dưỡng và có năng lực xây dựng, phát triển chương trình bồi dưỡng bao gồm: đại diện đơn vị chuyên môn liên quan, đại diện đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, một số giảng viên có chuyên môn về lĩnh vực bồi dưỡng, một số nhà khoa học, nhà quản lý về lĩnh vực bồi dưỡng và đại diện một số doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu học chương trình bồi dưỡng;
c) Số lượng thành viên tham gia Tổ soạn thảo do cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức biên soạn chương trình quyết định.
Như vậy, thành phần Tổ soạn thảo xây dựng chương trình bồi dưỡng là những người am hiểu về nội dung của chương trình bồi dưỡng và có năng lực xây dựng, phát triển chương trình bồi dưỡng bao gồm:
Đại diện đơn vị chuyên môn liên quan, đại diện đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, một số giảng viên có chuyên môn về lĩnh vực bồi dưỡng, một số nhà khoa học, nhà quản lý về lĩnh vực bồi dưỡng và đại diện một số doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu học chương trình bồi dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?