Xây dựng Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong căn cứ vào đâu? Chương trình giám sát có những nội dung gì?
- Xây dựng Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong căn cứ vào đâu?
- Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong có những nội dung gì?
- Kinh phí triển khai Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong từ đâu?
Xây dựng Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nguyên tắc xây dựng và triển khai Chương trình giám sát
1. Căn cứ xây dựng Chương trình giám sát: thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
...
Theo đó, căn cứ xây dựng Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT như sau:
- Danh sách các cơ sở sản xuất mật ong đã được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận vệ sinh thú y với các thông tin liên quan đến cơ sở (tên cơ sở, địa chỉ, điện thoại, email), ngày cấp, hiệu lực Giấy chứng nhận, cơ quan cấp Giấy chứng nhận.
- Sản lượng mật ong của năm trước liền kề năm xây dựng Chương trình giám sát.
- Kết quả thử nghiệm mẫu mật ong và thức ăn nuôi ong của Chương trình giám sát thực hiện 3 năm trước liền kề năm xây dựng Chương trình giám sát.
- Thông tin cảnh báo, khuyến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm đối với mật ong để xác định các chỉ tiêu có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm.
- Các yêu cầu, quy định của Việt Nam về sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y cấm, hạn chế sử dụng trong thú y; các quy định của nước nhập khẩu đối với chuỗi sản xuất mật ong xuất khẩu.
Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong (Hình từ Internet)
Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong có những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nguyên tắc xây dựng và triển khai Chương trình giám sát
...
2. Nội dung Chương trình giám sát: thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
...
Như vậy, nội dung Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT gồm:
- Giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất mật ong
+ Đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu: thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT.
+ Đối với cơ sở sản xuất mật ong không xuất khẩu: thực hiện giám sát theo quy định tại Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT;
+ Xử lý đối với cơ sở sản xuất mật ong có tiêu chí giám sát không tuân thủ quy định: thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT.
- Xây dựng cơ cấu mẫu giám sát và thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát, gồm:
+ Số lượng mẫu mật ong được lấy từ các cơ sở nuôi ong, thu mua, chế biến mật ong để giám sát dư lượng và vi sinh vật ô nhiễm;
+ Số lượng mẫu thức ăn được lấy từ các cơ sở nuôi ong để giám sát việc sử dụng thuốc thú y trong nuôi ong;
+ Thông báo kế hoạch triển khai Chương trình giám sát đến cơ quan, đơn vị liên quan và các cơ sở được lấy mẫu.
- Tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát, điều chỉnh kế hoạch lấy mẫu giám sát (trong trường hợp cần thiết) và phân tích mẫu giám sát căn cứ chỉ tiêu, phương pháp phân tích hằng năm được phê duyệt: thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT.
- Xử lý các trường hợp mẫu giám sát không bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát hằng năm theo yêu cầu quản lý và yêu cầu của các nước nhập khẩu (đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu).
Kinh phí triển khai Chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất mật ong từ đâu?
Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 15/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nguyên tắc xây dựng và triển khai Chương trình giám sát
...
3. Kinh phí triển khai Chương trình giám sát
a) Kinh phí hoạt động kiểm tra, giám sát của Cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí kiểm tra, giám sát theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Cục Thú y chủ trì xây dựng dự toán, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, bố trí kinh phí triển khai thực hiện Chương trình giám sát hằng năm đối với các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng dự toán, trình cấp có thẩm quyền của địa phương phê duyệt, bố trí kinh phí để tổ chức triển khai Chương trình giám sát hằng năm đối với các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Theo quy định trên, kinh phí hoạt động kiểm tra, giám sát của Cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí kiểm tra, giám sát theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?